Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Có 288 kết quả được tìm thấy
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chào năm mới 2016- năm thứ nhất của chặng đường 5 năm (2016-2020)- mở đầu bằng sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và của đất nước là Đại hội lần thứ XII của Đảng. Hòa trong không khí đón chào năm mới, Đảng bộ, quân và dân tỉnh ta đang sôi nổi thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng; mừng Đảng quang vinh; mừng xuân Bính Thân; mừng đất nước sau 30 năm đổi mới đang ngày càng hội nhập sâu rộng và khẳng định vị thế trên trường quốc tế và trong khu vực.
Các Bộ, ngành, địa phương tập trung phối hợp đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các qui định của pháp luật, khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, không để các đối tượng lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế để buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) của BHXH tỉnh đã được triển khai đồng bộ, đầy đủ trên các lĩnh vực BHXH. Việc đẩy mạnh CCHC, thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục trong lĩnh vực BHXH trên địa bàn tỉnh đã tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian của tổ chức, cá nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh và hòa chung tiến trình cả nước hội nhập với thế giới.
Năm học 2014-2015 là năm thứ hai Trường Đại học Hoa Lư triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/T.Ư ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế". Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nhà trường đã duy trì đều các hoạt động chuyên môn cũng như công tác xây dựng nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, tạo tiền đề vững chắc để tự tin bước vào năm học mới 2015-2016 với nhiều kết quả mới.
Năm 2015 và những năm tiếp theo ghi nhận sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp của thành phố Ninh Bình đang gặp nhiều khó khăn do hết đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Đây là vấn đề cần có biện pháp tháo gỡ để KTTT phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh khung trình độ, thời gian đào tạo đại học, sau đại học của ngành y bảo đảm hội nhập quốc tế, khắc phục những bất cập trong thời gian qua và bảo đảm quyền lợi của người học.
Cách đây hơn 3 năm, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được ban hành. Nghị quyết đã chỉ rõ: "Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng" đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, bất cập trong công tác cán bộ. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng, một trong ba vấn đề cấp bách được nêu trong Nghị quyết mà Đảng ta yêu cầu phải tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đó là: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có thể nói đây là "cú hích" quan trọng, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ thời gian qua.
Trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hình thức tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng. Do đó, HTX có vai trò quan trọng, vừa để hỗ trợ thực hiện các tiêu chí và phát huy nội lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM ở địa phương, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Chiều 27/8, dưới sự chủ trì của các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 22-NQ/T.Ư ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đã diễn ra với sự tham dự của các bộ, ban, ngành liên quan. Tại điểm cầu Ninh Bình, đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Năm 2015 được xem là năm của hội nhập, nhiều hiệp định thương mại đã được ký kết. Không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều chủ doanh nghiệp đã đón đầu cơ hội, tạo cho mình nền tảng vững chắc để tiến vào thị trường quốc tế, hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài. Gặp gỡ, trao đổi với một số lãnh đạo doanh nghiệp, chúng tôi rút ra kết luận rằng: Làm giàu, thời nào cũng vậy, khó hay dễ là ở bản thân mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp có thật sự nỗ lực và nắm bắt đúng xu thế phát triển của xã hội, của nền kinh tế và thị trường hay không. Dưới đây là 2 trong số các doanh nghiệp vẫn vững vàng tiến bước trong thời kỳ kinh tế còn nhiều khó khăn.
Ngày 27/7, tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Tam Điệp, Sở Công thương phối hợp với Trường đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Công thương Trung ương (Bộ Công thương), thành phố Tam Điệp tổ chức Lớp tập huấn kiến thức về hội nhập Quốc tế cho hơn 130 học viên là các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng rộng mở tại Việt Nam, việc xuất khẩu được tỉnh đẩy mạnh với những chính sách hỗ trợ thiết thực. 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh vẫn giữ mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, có thể thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến nông sản vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát triển nguồn lực nội tại, cơ cấu lại các doanh nghiệp xuất khẩu ở địa phương phù hợp với quy mô và tầm ảnh hưởng để có thể tiến sâu hơn vào thị trường quốc tế, cạnh tranh được với hàng hóa các nước đang là đòi hỏi bức thiết.
Sáng 6/7, Ban thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các văn kiện Hội nghị lần thứ 11, BCH T.Ư Đảng (khóa XI) và Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế"; Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Sáng 2/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các văn kiện Hội nghị lần thứ 11, BCH Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết số 36, 39 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức" và về "Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế".
Hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) đang là một trong những bước đi quan trọng và đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, những năm gần đây Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động, chương trình về sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Tam Điệp lần thứ IX (nhiệm kỳ 2015- 2020) diễn ra trong thời điểm cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thành phố vừa vinh dự đón nhận Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Trở thành thành phố là cả quá trình phấn đấu, nỗ lực và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Tam Điệp với mục tiêu xây dựng Tam Điệp giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về nếp sống văn hóa, góp phần cùng cả tỉnh đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Ngày 11/6, CLB Cán bộ trẻ tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ năng lãnh đạo quản lý và kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho đông đảo hội viên đến từ các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp trong tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện có hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Ninh Bình và đất nước.
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đánh dấu sự khởi đầu của một quá trình tham gia vào nền kinh tế toàn cầu bình đẳng với tất cả các thành viên khác của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam liên tục tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Trên thực tế, từ khi nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới, nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu ra thị trường thế giới với mức 8,5 tỷ USD năm 2013 và 9,5 tỷ USD năm 2014. Từ khi tham gia hội nhập, Việt Nam đã có quan hệ thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại với các nước, các tổ chức là cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu.
Khoa học - công nghệ (KHCN) là động lực để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì vai trò của KHCN ngày càng quan trọng. Xác định được điều đó, những năm qua tỉnh ta đã có nhiều quyết sách, chương trình hành động về KHCN trên tất cả các lĩnh vực. Kết quả của hoạt động KHCN đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong 64 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Ninh Bình đã đồng sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh tập thể, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quê hương Ninh Bình. Nhất là từ khi tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành Công thương Ninh Bình từng bước sắp xếp lại hệ thống tổ chức, hoạt động phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước.
Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Xác định được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp, tổ chức thực hiện có hiệu quả, chính sách của trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đáng ghi nhận là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng mạnh, hiệu quả đầu tư tăng; hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước từng bước được nâng lên. Những kết quả này được xem là tiền đề để Ninh Bình tự tin cùng với cả nước đón chào những cơ hội mới khi ra nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN…
Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đặt mục tiêu đưa dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Hơn thế, ngành dệt may cần đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.