Hội trại thanh niên và Giải vật dân tộc tại Lễ hội Trường Yên
Từ ngày 14 đến 17/4, tại Khu sân lễ hội Khu di tích lịch sử văn hóa Cô Đô Hoa Lư, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội trại thanh niên "Tự hào tuổi trẻ Cố Đô".
Có 620 kết quả được tìm thấy
Từ ngày 14 đến 17/4, tại Khu sân lễ hội Khu di tích lịch sử văn hóa Cô Đô Hoa Lư, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội trại thanh niên "Tự hào tuổi trẻ Cố Đô".
Vào 20h tối nay (15/4), tại Khu di tích Lịch sử - Văn hóa Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, sẽ diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội truyền thống Trường Yên năm 2016.
Tối 15/4, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (Hoa Lư), các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Ninh Bình đã tổ chức dâng hương tại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành nhân dịp lễ hội truyền thống Trường Yên 2016.
Sáng 15/4, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (Hoa Lư), các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành nhân dịp lễ hội truyền thống Trường Yên 2016.
Lễ hội truyền thống Trường Yên sắp khai hội, Nhà hát Chèo Ninh Bình đang tích cực tập luyện, chuẩn bị chương trình nghệ thuật mở màn trong ngày khai hội truyền thống sao cho trang trọng, hoành tráng, ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, lịch sử của vùng đất Cố đô Hoa Lư địa linh nhân kiệt.
Đã thành thông lệ, khoảng từ 8 đến 10-3 âm lịch hàng năm, Lễ hội Trường Yên (trước là Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư) được tổ chức, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến dâng hương và tham quan. Năm 2016, Lễ hội được diễn ra từ ngày 9 đến 11-3, để đảm bảo ANTT, ATGT cho lễ hội, lực lượng Công an huyện Hoa Lư đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, để người dân và du khách an tâm trảy hội.
Sáng 13-4, các đồng chí lãnh đạo đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Hoa Lư đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ hội tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.
Lễ hội truyền thống Trường Yên năm nay là năm thứ 2 được tổ chức theo nghi thức lễ hội di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và nhân kỷ niệm 1048 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện chu đáo phục vụ lễ hội, tạo điểm nhấn "về nguồn" cho những người con vùng đất Cố đô, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước về với Ninh Bình.
Lễ hội truyền thống Trường Yên là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư. Góp phần vào sự thành công của lễ hội, không thể thiếu sự tham gia của chính quyền sở tại và người dân xã Trường Yên. Nhân sự kiện Lễ hội truyền thống Trường Yên 2016 sắp diễn ra, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Yến, Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Ban thường trực Ban phục vụ Lễ hội truyền thống Trường Yên 2016 về công tác chuẩn bị của chính quyền và người dân nơi đây với lễ hội này.
Trong những ngày này khi khán giả đất cố đô Hoa Lư đang tưng bừng với giải bóng chuyền nữ quốc tế Cup VTV Bình Điền lần thứ X thì người hâm mộ thể thao lại thêm sự chú ý nữa khi vào ngày 2-4-2016 Vòng I giải bóng chuyền vô địch quốc gia PV GAS năm 2016 sẽ mở màn.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Ninh Bình, sáng ngày 20/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm và làm việc với cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn 1, Bộ CHQS tỉnh, dâng hương tại khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư và thăm Chùa Bái Đính.
Ngày xuân đến với Ninh Bình, Cố đô Hoa Lư - Tràng An là đến với vùng đất thiêng - nơi có những lễ hội truyền thống đặc sắc. đây là dịp diễn ra các sinh hoạt văn hóa dân gian đề cao tính cộng đồng, đầu xuân chúng tôi có dịp du ngoạn khám phá non nước Ninh Bình, cố đô Hoa Lư - Tràng An, tìm hiểu về những nét văn hóa dân tộc của vùng đất địa linh nhân kiệt này.
Chúng tôi về Trường Yên (Hoa Lư) vào một ngày cuối năm. Đường về Cố đô mùa này như đẹp hơn, đâu đó trên những vách núi điểm xuyết những bông hoa lau thanh tao, trầm mặc... Đặc biệt, trong chuyến tác nghiệp lần này chúng tôi đã được giới thiệu về những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi đang tồn tại ở đây như những chứng nhân của lịch sử. Trong ngôi nhà cổ nhuốm màu thời gian, bên ấm trà nóng, được nghe kể về việc gìn giữ nền nếp gia phong, chúng tôi như được đắm mình trong không gian văn hóa của người Việt xưa, một cảm giác thân quen đến lạ và nó thực sự có sức hút...
Nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân, thể hiện sự tri ân sâu sắc với những người có công với đất nước, ngày 5/2, đoàn đại biểu của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội đã đến dâng hương tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, Nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư và đền thờ liệt sỹ và đài tưởng niệm liệt sỹ của tỉnh.
Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh lâu nay luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và người dân, khách du lịch bởi đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch, nhất là vào mùa lễ hội có đông lượng khách du lịch về tham quan, chiêm bái, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và lễ hội Trường Yên…
Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư đã và đang được các cấp, các ngành đầu tư xây dựng khang trang, nhất là từ khi nơi đây nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Hát văn hay còn được gọi là hát chầu văn, là một sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt cổ. Hát Chầu văn là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng tín ngưỡng Tứ phủ, một tín ngưỡng dân gian có xuất xứ từ đồng bằng Bắc Bộ. Sự độc đáo của hát văn, hát chầu văn không chỉ thể hiện ở sự trầm bổng, nhấn nhá của lối hát, ở sự ứng diễn linh hoạt có sức cuốn hút người nghe mà còn thể hiện ở tay đàn, nhịp phách ăn nhập một cách hài hòa và tinh tế để vừa đàn vừa hát là cả một quá trình điêu luyện, công phu của các nghệ nhân bằng cả tâm huyết và bề dày năm tháng. ở Ninh Bình, có một người được ví như người "giữ lửa" cho chầu văn trên mảnh đất Cố đô - Đó là Nguyễn Phú Viễn, chủ nhiệm Câu lạc bộ diễn xướng chầu văn Thiên Phú (Thành phố Tam Điệp). Nói về anh như thế không ngoa bởi anh là một trong những người Ninh Bình đưa chầu văn ra sân khấu chuyên nghiệp và nằm trong số ít nghệ sĩ vừa biết đàn, hát, gõ, nắm được đầy đủ niêm luật, tinh túy và lề lối của các bậc nghệ nhân Hát văn xưa.
Nếu ví báo Ninh Bình như một "dòng sông truyền thống" chảy giữa lòng mảnh đất Cố đô qua hơn nửa thế kỷ dựng xây thì Ninh Bình Cuối tuần như một nhánh sông, đã miệt mài tích tụ "phù sa", góp phần làm cho tờ báo Đảng của tỉnh thêm "đa thanh, đa sắc", gần gũi và hấp dẫn với nhiều chuyên trang, chuyên mục đặc sắc.
Tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm bảo tổn Di tích lịch sử Văn hóa Cố đô Hoa Lư đã đón 128.404 lượt du khách đến tham quan, trong đó khách trong nước 99.197 lượt, khách quốc tế 29.207 lượt (chiếm 23%) .
Hoa Lư là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất Cố đô giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong 5 năm của nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ quân và dân trong huyện tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, năng động, sáng tạo nỗ lực phấn đấu vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Kết thúc nhiệm kỳ, Hoa Lư đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra, tạo tiền đề quan trọng, tạo thế và lực mới cho những bước phát triển bền vững của huyện trong nhiệm kỳ mới.
Kể từ năm 2007 khi Trần Việt Phú, học sinh Trường THPT Kim Sơn B là người đầu tiên đưa cầu truyền hình trực tiếp "Đường lên đỉnh Olympia" về Ninh Bình, 8 năm sau, lần thứ 2 cầu truyền hình quay lại mảnh đất Cố đô. Người đã có công lớn trong việc ghi danh học sinh Ninh Bình tại cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh bậc THPT trên sóng truyền hình quốc gia chính là Nguyễn Cao Ngọc Vũ, học sinh lớp 12B1, Trường THPT Kim Sơn A.
Trong không khí các cấp, các ngành, các địa phương đang nô nức thi đua chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2015), hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015- 2020, kỷ niệm 1.047 năm Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế, lập nên nước Đại Cồ Việt, Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam, tối ngày 26-4 (tức 8-3 Âm lịch), Lễ hội truyền thống Trường Yên năm 2015 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư. Đây cũng là năm đầu tiên lễ hội Trường Yên được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ngày 26/4, tại khu vực sân lễ hội của Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư nhiều hoạt động thể thao, văn hóa đã được tổ chức.