Đoàn đại biểu của tỉnh dâng hương tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư
Chiều 4/4 (ngày 8/3 âm lịch), Đoàn đại biểu của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ tỉnh đã đến dâng hương tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.
Có 620 kết quả được tìm thấy
Chiều 4/4 (ngày 8/3 âm lịch), Đoàn đại biểu của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ tỉnh đã đến dâng hương tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.
Ngày 1/4, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đoàn đại biểu nữ cán bộ cao cấp của Trung ương đã về dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành thuộc khu Di tích lịch sử- văn hóa Cố đô Hoa Lư và tham quan, khảo sát một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Hòa quyện giữa truyền thống và tâm thức, hàng chục năm nay, múa Lân đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa của người dân xóm Gòi, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, múa lân không chỉ được biểu diễn hàng năm tại Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư mà còn không thiếu vắng trong các buổi hội hè, mừng thọ, hội làng trên địa bàn xã và các vùng lân cận.
Lễ hội Hoa Lư năm 2017 là một sự kiện văn hóa lớn của người dân Ninh Bình - niềm tự hào của vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử. Hàng năm, việc tổ chức lễ hội luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Nhân dịp này, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2017 xung quanh việc tổ chức các hoạt động lễ hội Hoa Lư năm 2017. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Lễ hội Hoa Lư 2017 sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến 7/4 (tức ngày 8 đến 11/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để du khách gần xa nô nức về trẩy hội, thành tâm thắp nén hương thơm tưởng nhớ công dựng nước và giữ nước của Đức Đinh Tiên Hoàng đế và Vua Lê Đại Hành.
Lễ hội Hoa Lư (trước đây là lễ hội Trường Yên) là lễ hội lớn nhất của tỉnh Ninh Bình, được tổ chức thường niên tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư nhằm tri ân công đức Đinh Tiên Hoàng Đế và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Năm nay, Lễ hội Hoa Lư tiếp tục được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, do đó, những ngày trước khai hội, công tác chuẩn bị đã được các cấp, các ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai, thực hiện chu đáo, bài bản, phấn đấu có một lễ hội truyền thống trang trọng và xứng tầm, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử.
Những ngày này, thời điểm diễn ra Lễ hội Hoa Lư năm 2017 đang đến rất gần. Cùng với nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Tỉnh đoàn Ninh Bình đã khẩn trương chuẩn bị cho Hội trại thanh niên "Tự hào tuổi trẻ Cố đô" tại Lễ hội Hoa Lư năm 2017.
Ngày 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Văn hóa và con người Ninh Bình trong phát triển bền vững".Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học có uy tín của các viện nghiên cứu, các trường đại học hàng đầu của Quốc gia đã tham dự và tham luận tại hội thảo. Báo Ninh Bình trân trọng trích giới thiệu một sô tham luận trình bày tại hội thảo.
Ngày 10-3 tới, Giải bóng chuyền Cúp Hoa Lư lần thứ XI năm 2017 sẽ khai diễn tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh. Cố đô Hoa Lư yên bình sẽ có những ngày sôi động với không khí thể thao cuồng nhiệt. Giải bóng chuyền Cúp Hoa Lư là giải truyền thống được tổ chức hàng năm tại Ninh Bình nên thu hút rất đông khán giả trong và ngoài tỉnh.
Giữa mảnh đất cố đô Hoa Lư lịch sử, có một nơi được mệnh danh là chốn "bồng lai tiên cảnh" bởi vẻ đẹp của phong cảnh kỳ bí, địa hình đặc biệt đậm chất kiếm hiệp, địa danh ấy chính là động Am Tiên.
Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) là một lễ hội thường niên lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nhằm kỷ niệm sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tri ân các vị tiền bối đã có công với dân với nước. Lễ hội này lớn không chỉ bởi tầm vóc, quy mô tổ chức mà còn bởi đây chính là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa truyền thống của Ninh Bình, là niềm tự hào của người dân Cố đô Hoa Lư. Không ở đâu trên mảnh đất Ninh Bình những sắc màu văn hóa lại được dịp phô diễn, tỏa hương khoe sắc như tại Lễ hội Hoa Lư.
Tháng 6 năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên của thế giới với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa của vùng đất Cố đô Hoa Lư. ở một nơi linh thiêng như vậy, sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại, giữa con người và thiên nhiên trở nên một mạch ngầm thông suốt, bất tận.
Với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, Ninh Bình luôn là điểm đến được nhiều du khách trong nước và quốc tế lựa chọn, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Riêng ngày mùng 4 Tết, lượng khách đến tham quan du lịch tại Ninh Bình đạt 193.979 lượt người, tăng 18,35% so với năm trước, nâng tổng lượng du khách đến Ninh Bình trong 6 ngày nghỉ Tết đạt 378.371 lượt, tăng gần 8% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 18.135 lượt, tăng 22%.
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, sáng 25/1, đoàn đại biểu của tỉnh đã đến dâng hương tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành thuộc Khu di tích lịch sử- văn hóa Cố đô Hoa Lư, Đền thờ liệt sỹ và đài tưởng niệm liệt sỹ của tỉnh.
Trong các ngày 6 và 7/1, Hiệp hội Du lịch Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở Du lịch Ninh Bình) và CLB Du lịch Thủ đô (Captour Club) tổ chức Chương trình Famtrip Ninh Bình 2017 với chủ đề "Về với Cố đô ngàn lau".
Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới 2017, năm Đinh Dậu, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc phỏng vấn đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh, xin giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.
Hơn 3 năm trước, ngày 18/4/2013, trên vùng đất cố đô Ninh Bình, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 53 năm kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình và ký kết hợp tác phát triển giữa hai tỉnh, đánh dấu một bước phát triển mới trong mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa hai địa phương ở hai vùng Nam - Bắc của Tổ quốc. Hơn 3 năm sau, tại quê hương của bản "Dạ cổ hoài lang", Bạc Liêu với Ninh Bình và Cà Mau - những địa phương vốn có mối thâm tình sâu nặng, đã đồng lòng cùng nhau đưa mối quan hệ kết nghĩa thêm bền vững và phát triển ở một bậc cao hơn…
Chào đón năm mới 2017, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức chương trình kích cầu Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế - đợt cuối cùng của năm 2016, bắt đầu từ ngày 25-31/12.
Hoa Lư, Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, nơi phát tích của ba triều đại: Đinh- tiền Lê- Lý. Thiên nhiên cũng ban tặng cho Hoa Lư nhiều danh lam thắng cảnh với những giá trị văn hóa-lịch sử đặc sắc nằm trong Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - như: Di tích Cố đô Hoa Lư; Danh thắng Tràng An - Tam Cốc; làng nghề truyền thống thêu Ninh Hải, đá mỹ nghệ Ninh Vân...
Chiều 12/9, các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư. Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Trung tướng Phan Văn Giang, UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh.
Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 12 (ITE HCMC 2016) đã chính thức được khai mạc tối ngày 7/9 tại Trung tâm Hội nghị GEM (Quận 1- TP. Hồ Chí Minh). Dự ITE HCMC 2016, Du lịch Ninh Bình tham gia với quy mô 3 gian trưng bày triển lãm được trang trí nổi bật bằng những hình ảnh đẹp, đặc sắc về vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Món cơm cháy Ninh Bình có lịch sử lâu đời. Tương truyền món ăn này có từ thế kỷ XIX, trải qua hơn 100 năm món ăn cơm cháy Ninh Bình được lưu truyền và trở thành đặc sản ở vùng đất Cố đô. Đặc biệt những năm gần đây khi du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì những đặc sản của Ninh Bình như món cơm cháy càng được du khách trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động,... thu hút đông lượng khách du lịch đến tham quan, chiêm bái. Theo thống kê, từ ngày 1-1 đến 1-4-2016, đã có trên 600 nghìn lượt khách đến tham quan tại các khu du lịch trên địa bàn huyện, trong đó những ngày cao điểm, khu du lịch sinh thái Tràng An đón tới trên 30.000 lượt khách.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt nhằm phát huy giá trị lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đã thành thông lệ hàng năm, cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 (Âm lịch) tương truyền là ngày vua Đinh lên ngôi Hoàng đế, người dân xã Trường Yên lại nô nức trẩy hội tưởng nhớ vua Đinh Tiên Hoàng. Người dân Trường Yên nhắn nhủ với nhân dân cả nước: "Ai là con cháu Rồng Tiên. Tháng ba mở hội Trường Yên thì về".