Đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Có 102 kết quả được tìm thấy
Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến bắt đầu triển khai từ năm học 2019-2020 sẽ được chia làm hai giai đoạn: giáo dục cơ bản (9 năm, gồm bậc tiểu học và trung học cơ sở) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (ba năm trung học phổ thông).
Những năm qua, bậc Tiểu học thành phố Tam Điệp đã có sự đổi mới toàn diện, đồng bộ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Từ năm học 2014-2015 đến nay, giáo dục tiểu học thành phố Tam Điệp luôn dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục phổ thông cũng như chất lượng giáo dục mũi nhọn với nhiều học sinh đạt giải Quốc gia, quốc tế.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tổng số giáo viên thừa của các cấp học so với tổng số giáo viên hiện nay là 40.264 người. Bài toán thừa-thiếu giáo viên vẫn đang khiến ngành giáo dục đau đầu tìm lời giải.
Nhiều năm qua, Trường THCS Lê Hồng Phong là một trong số đơn vị dẫn đầu khối THCS về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn, điểm sáng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của thành phố Ninh Bình và của tỉnh. Đặc biệt là đơn vị tiên phong của tỉnh trong việc đổi mới công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo hình thức sinh hoạt chuyên môn trực tuyến "Trường học kết nối" và dạy học theo nghiên cứu bài học; đồng thời đi đầu việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Với kết quả đạt được trong năm học vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có thêm động lực bước vào năm học mới 2017-2018, phấn đấu hoàn thành xuất sắc 9 nhiệm vụ chủ yếu được giao, trọng tâm là quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới các chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục...
Năm học mới 2017-2018 sắp bắt đầu, tại các nhà trường từ bậc học mầm non đến giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, công tác chuẩn bị cho năm học mới đang được triển khai khẩn trương, đặc biệt là cơ sở vật chất trường, lớp, công tác huy động học sinh ra lớp, hoạt động tiếp bước đến trường…, phấn đấu một năm học mới với những thành tích mới.
Phát biểu tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra tại Hà Nội chiều 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, những ngày qua, sau khi đặt ra vấn đề đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động, Bộ GD&ĐT đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, góp ý về vấn đề này.
Ngày 26/4, tại khách sạn Hoàng Sơn, Sở giáo dục và đào tạo tổ chức lớp tập huấn các chuyền đề về "Đổi mới giáo dục phổ thông" cho cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo Ninh Bình.
Ngày 20-7-2013, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/NQ - HĐND về phê duyệt Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 28-6-2013 của UBND tỉnh về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 qua 3 năm triển khai đã căn bản sắp xếp được quy mô, mạng lưới các cấp học ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo có tính khả thi cao, các cấp, các ngành liên quan cần có sự điều chỉnh Đề án theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại các địa phương.
Với mục tiêu chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đưa giáo dục Ninh Bình trở thành một nhân tố cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua, tỉnh đã tiến hành xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Qua 3 năm thực hiện, Đề án đã căn bản sắp xếp được quy mô, mạng lưới các cấp học ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Đề án đã phát sinh một số khó khăn ở các địa phương, đòi hỏi phải điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với thực tế.
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thông báo khung chương trình và thống nhất lịch tựu trường cho năm học mới 2016 - 2017. Đến trung tuần tháng 8, công tác chuẩn bị cho ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường" đã cơ bản hoàn thành, tạo tiền đề bứt phá ngay trong năm học mới.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025".
Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 28-6-2013 của UBND tỉnh được HĐND tỉnh phê duyệt ngày 20-7-2013 về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Năm học 2015-2016 là năm học được ngành Giáo dục- Đào tạo xác định tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền trong các trường phổ thông.
Năm học 2014-2015 sắp kết thúc, đây là thời điểm các nhà trường tích cực ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm. Đặc biệt, năm học này, những đổi mới về kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được tổ chức đã đặt ra cho các nhà trường yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy và học, có sự phân hóa học sinh theo năng lực, chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông… nhằm thích ứng với yêu cầu, đòi hỏi của kỳ thi chung quốc gia, phấn đấu giành kết quả cao tại kỳ thi quan trọng này.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam.
Ngày 18/12, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực do đồng chí Đặng Xuân Hoan, Tổng Thư ký Hội đồng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Chính phủ về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo" và một số vấn đề triển khai đổi mới giáo dục phổ thông. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở giáo dục và đào tạo; Sở Tài chính, Sở Nội vụ.
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2014 toàn tỉnh đạt 98,85%. Trong đó, khối giáo dục phổ thông đạt tỷ lệ 99,43%, trường có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT thấp nhất là Trường THPT Yên Khánh C, đạt 86,6%. Khối giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ 95,11%, trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất là Trung tâm Giáo dục thường xuyên Yên Mô, đạt tỷ lệ 90%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có 17 trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 100%.
Trong 3 ngày (từ 25-27/3), Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Đào Trọng Thi, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội làm Trưởng Đoàn đã về giám sát tại một số địa phương, đơn vị, trường học trong tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chiều 25/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã có buổi làm việc với Trường THPT Bán công thành phố Ninh Bình.
Sáng 25/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã có buổi làm việc tại Ninh Bình.