Hội nghị ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
Ngày 6/10, Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công thương phối hợp với Sở Công thương Ninh Bình tổ chức Hội nghị ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ III.
Có 5.160 kết quả được tìm thấy
Ngày 6/10, Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công thương phối hợp với Sở Công thương Ninh Bình tổ chức Hội nghị ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ III.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung 226.918 triệu đồng cho 22 địa phương từ nguồn hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ để thực hiện các chính sách phát triển thủy sản trong năm 2015.
Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở những xã đã đạt chuẩn nông thôn mới là vấn đề quan trọng được đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện chương trình ở tất cả các các địa phương. Thực tế cho thấy việc đạt được các tiêu chí đã khó song việc giữ được các tiêu chí lại càng khó hơn, do đó nhiều xã sau khi được công nhận chuẩn vẫn đang tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nhằm mang lại đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn cho người dân.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Yên Bái phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa lợi thế từng vùng, từng địa phương. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thời gian qua đã tập trung triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020".
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM là mục tiêu quốc gia, chủ trương lớn của được xác định từ Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X với Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành. Từ Nghị quyết này, Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được cụ thể hóa thành các đề án gắn với đặc thù sản xuất nông nghiệp của từng địa phương. Hải Phòng là địa phương tích cực triển khai các nội dung của chương trình này.
Chủ đề hội thảo mà Ban Biên tập Báo Ninh Bình lựa chọn là "Đẩy mạnh tuyên truyền tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới" đang là một trong những vấn đề nóng của đất nước, thu hút sự quan tâm đông đảo của độc giả. Đây cũng là vấn đề mà cấp ủy, chính quyền các địa phương đang nỗ lực triển khai, tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của trung ương.
Ngày 30/9, tại thành phố Ninh Bình, Báo Ninh Bình đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 24 năm 2016. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đến dự và phát biểu tại lễ khai mạc. Báo Ninh Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí. (*) Đầu đề do Báo đặt.
Ngay từ đầu năm 2016, Ban Thường vụ huyện ủy Yên Mô đã thực hiện nhiều giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như kịp thời ban hành các văn bản liên quan, chỉ đạo Bộ phận giúp việc, Ban Tuyên giáo hướng dẫn và thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện tại các địa phương, đơn vị, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền... Cùng với đó địa phương cũng chú trọng nêu gương những điển hình trong học tập và làm theo lời Bác trên mọi lĩnh vực tạo nên sức lan tỏa sâu rộng.
Với những ưu điển vượt trội như dễ nuôi, lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn khoảng 15%-20% so với giống bò khác, bò lai F1 BBB đang mở ra một hướng đi mới góp phần cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò thương phẩm tại Ninh Bình, đồng thời nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Tỉnh ta được biết đến là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, các khu, điểm du lịch đẹp và những mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như dê núi, cơm cháy, rượu Kim Sơn, cói Kim Sơn, đá mỹ nghệ Ninh Vân, cá Tràu tiến vua, cá rô Tổng Trường... Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho những sản phẩm mạnh, đặc trưng của địa phương sẽ nâng cao giá trị, thương hiệu của sản phẩm và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tiền thân từ các tổ sản xuất hàng cói, may thảm, xay xát... nhỏ lẻ từ thập niên 60 của thế kỷ trước, đến nay, HTX chiếu cói xuất khẩu Đại Đồng, xã Kim Chính, huyện Kim Sơn đã ngày một lớn mạnh, tạo việc làm và thu nhập cho gần 1.000 lao động địa phương. Doanh thu năm 2015 của Công ty là 15 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1,1 tỷ đồng.
Trong tình hình hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Thành Hóa chuyên sản xuất, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói, bèo ở xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh đã không ngừng đổi mới mẫu mã, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất ra thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định.
Từ năm 2013 đến nay, hưởng ứng phong trào thi đua "Dân vận khéo", các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều hoạt động, việc làm ý nghĩa, thiết thực, xây dựng, nhân diện mô hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng cơ sở. Qua đó đã huy động được sự hưởng ứng nhiệt tình của hội viên phụ nữ và nhân dân, phát huy được vai trò của phụ nữ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi địa phương, đơn vị.
Hiện nay, công tác xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản đang là bài toán khó và là nhiệm vụ được các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện. Với Yên Mô, địa phương đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Cá trắm đen là loài cá sống trong vùng nước ngọt, được coi là một trong những loài cá có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao nhất so với các loài cá khác: Thịt rắn, chắc, thơm ngon; ít bị dịch bệnh; dễ nuôi, giá cao khoảng 150.000 - 200.000 đồng /kg cá thương phẩm... Với những ưu điểm đó, trong những năm gần đây cá trắm đen đã được nhiều địa phương trên cả nước nói chung và Ninh Bình nói riêng chọn để đưa vào nuôi.
HTX nấm Yên Nhân được thành lập năm 2014, trên cơ sở tập hợp các hộ sản xuất nấm trên địa bàn xã và các địa phương lân cận. Bằng những nỗ lực của các thành viên, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, HTX nấm Yên Nhân đi vào hoạt động sản xuất ổn định, tạo việc làm, thu nhập cho thành viên và người lao động.
Để duy trì được thành tích bền vững, công tác đào tạo trẻ là một khâu quan trọng trong thể thao thành tích cao. Tuy nhiên vấn đề nguồn tuyển vận động viên chính là khó khăn mà các bộ môn phải đối mặt. Để góp phần khắc phục khó khăn đó hàng năm các bộ môn (Trung tâm TDTT tỉnh) phối hợp với các địa phương mở các lớp năng khiếu nghiệp dư hè. Có thể lấy lớp học năng khiếu nghiệp dư môn điền kinh tại Yên Thành (Yên Mô) là một ví dụ về hiệu quả của cách làm trên.
Xác định phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" có tác động tích cực tới các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đặc biệt là phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân xóm 2, xã Yên Lộc (Kim Sơn) đã đoàn kết, phát huy tình làng nghĩa xóm trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo trật tự xã hội, ATGT…
Những năm qua, Ngày Pháp luật đã được các sở, ban, ngành đoàn thể, đơn vị, địa phương tích cực hưởng ứng, triển khai thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, góp phần xây dựng nếp sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ đối với bộ đội biên phòng", đảng ủy Bộ đội biên phòng tỉnh đã kết hợp đồng bộ giữa tổ chức thực hiện nội dung học tập và làm theo với phong trào thi đua Quyết thắng, thi đua chuyên ngành, chuyên đề và các cuộc vận động lớn của Trung ương, Quân đội, của địa phương. Từ đó góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn.
Đầu tháng 9 vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã đánh giá mô hình nuôi gà thả vườn tại 3 hộ xã viên với quy mô 600 con tại Gia Hưng (Gia Viễn). Bước đầu cho thấy, đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế khá cao, tiêu thụ sản phẩm dễ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong nhiều hoạt động mà Hội nông dân xã Gia Hưng đã và đang triển khai góp phần giúp đỡ các hội viên làm giàu tại địa phương.
Ngày 1-6-2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 1881/QĐ-BQP về việc thành lập Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình. Qua 6 năm thành lập, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã không ngừng trưởng thành, phát triển. Các đơn vị đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, góp phần quan trọng ổn định tình hình khu vực biên giới, vùng biển, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Quyết định 140-QĐ/TU ngày 1-3-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân công cơ quan, đơn vị phụ trách và doanh nghiệp kết nghĩa với các xã có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh mặc dù mới được triển khai trong thời gian ngắn, song bước đầu các cơ quan, đơn vị đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, ý nghĩa trong việc giúp đỡ, phụ trách các xã có tính chất đặc thù. Qua đó thể hiện trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc cùng chung tay với xã có tính chất đặc thù để thúc đẩy kinh tế- xã hội các địa phương phát triển, góp phần vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền và đấu tranh trấn áp tội phạm.
Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được xem là bước đột phá trong quy hoạch nông thôn mới, tạo tiền đề vững chắc cho một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động. Với sự đồng thuận, thống nhất cao của nhân dân, đến nay, toàn tỉnh đã có 82 xã hoàn thành công tác DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng. Tuy nhiên, công tác cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho cá nhân, hộ gia đình sau dồn điền đổi thửa ở hầu hết các địa phương đều đang gặp khó khăn, vướng mắc cần có sự vào cuộc tháo gỡ của các cấp, các ngành, các địa phương, góp phần tạo điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng lấn chiếm, tranh chấp.