Đàn lợn đầu tiên trên thế giới được nhân bản hoàn toàn bằng robot
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một quy trình nhân bản lợn vô tính hoàn toàn bằng robot.
Có 25 kết quả được tìm thấy
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một quy trình nhân bản lợn vô tính hoàn toàn bằng robot.
Sau một thời gian dịch tả lợn châu Phi tạm lắng, người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đầu tư tái đàn lợn. Thế nhưng, khoảng 2 tháng trở lại đây, dịch bệnh này lại bất ngờ bùng phát mạnh trở lại, đẩy người chăn nuôi rơi vào khó khăn kép khi giá lợn hơi hiện cũng đang giảm sâu. Nếu không quyết liệt trong công tác chỉ đạo, để dịch tiếp tục lan rộng, người chăn nuôi kiệt quệ thì nguy cơ xóa sổ thành quả khôi phục đàn lợn trong thời gian qua của tỉnh ta là điều có thể xảy ra.
Dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi lợn. Trước thực trạng đó, ngày 27/5/2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ tái đàn lợn, qua đó, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng đàn, tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh, bù đắp nguồn cung, từng bước hạ nhiệt giá thịt lợn thị trường.
Dịch tả lợn châu Phi (TLCP) trên địa bàn tỉnh đang có diễn biến đáng lo ngại khi 8/8 huyện, thành phố đã tái phát dịch. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm.
Nhằm khôi phục sản xuất, chăn nuôi sau dịch tả lợn châu Phi, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14 ngày 27/5/2020 quy định chính sách hỗ trợ tái đàn lợn. Theo đó, mức hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi là 2 triệu đồng/1con lợn nái giống hậu bị và tối đa không quá 200 triệu đồng/1 cơ sở chăn nuôi.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, tháng 3/2020, tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, từ tháng 8 đến nay, dịch lại tái phát tại một số địa phương và có nguy cơ lây lan diện rộng, ảnh hưởng việc tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.
Sau cơn bão dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), chăn nuôi lợn sụt giảm lớn. Để nhanh chóng bù đắp nguồn cung, Ninh Bình đã có nhiều biện pháp, chính sách để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tái đàn lợn đảm bảo các yếu tố an toàn dịch bệnh.
Với các chủ trương đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn lợn theo hướng đảm bảo an toàn sinh học, nhập khẩu lợn thịt và triển khai một số giải pháp khác đã có tác động tích cực đến thị trường. Hiện, giá lợn hơi và lợn thịt trên thị trường đều đã giảm và đang dần quay trở về trạng thái ổn định.
Đàn lợn sụt giảm mạnh, giá thịt lợn tăng cao kỷ lục đang mang lại cơ hội phát triển cho nghề chăn nuôi vịt.
Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Toàn tỉnh buộc phải tiêu hủy 105.432 con lợn, tương đương 6.094.849kg. Công tác phòng, chống, khống chế dịch tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt, sát sao, nhất là các giải pháp để quản lý, phát triển đàn lợn trong và sau thời gian xảy ra dịch. Song song với đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu triển khai kịp thời giải pháp hỗ trợ con giống, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học, giúp người chăn nuôi từng bước chuyển đổi, xây dựng mô hình mới, tái sản xuất để ổn định kinh tế.
Theo rà soát tổng đàn từ các địa phương, thời điểm tháng 4/2019, Ninh Bình có khoảng trên 398 nghìn con lợn (bao gồm cả lợn con theo mẹ). Tuy nhiên do dịch tả lợn châu Phi, tính đến ngày 9/9/2019 toàn tỉnh đã tiêu hủy bắt buộc trên 91 nghìn con, tương đương 5.237 tấn, chiếm trên 22% tổng đàn.
Đến ngày 5/8, Ninh Bình đã có 14 xã, phường công bố hết dịch tả lợn châu Phi, đặc biệt, gần đây giá lợn hơi có xu hướng tăng, do vậy, nhiều hộ chăn nuôi đang có ý định tái đàn. Tuy nhiên, ngành chuyên môn khuyến cáo, bà con cần cẩn trọng, không ồ ạt tái đàn sau dịch.
Hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng lây lan rộng, làm giảm nhanh đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh.
Hiện dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, bùng phát và lây lan ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trước diễn biến khó lường của dịch, nhiều chủ trang trại và hộ chăn nuôi như ngồi trên đống lửa, xót xa khi phải tiêu hủy đàn lợn sắp đến lúc xuất chuồng hoặc phải bỏ đi những con lợn nái, lợn đực đã gắn bó nhiều năm, mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình nhiều năm nay.
Sau 1 tháng tích cực phòng chống dịch tả lợn châu Phi, hiện tình hình đàn lợn trên địa bàn đã ổn định; hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn xã Ninh Khang (Hoa Lư) được phép hoạt động bình thường theo quy định. Điều này cho thấy Hoa Lư đã thành công trong việc bao vây, khống chế, ngăn chặn ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Ninh Khang.
Huyện Gia Viễn hiện có đàn lợn khoảng gần 40.000 con. Nhiều năm qua, chăn nuôi lợn đã trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Trước nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào địa bàn, cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong huyện đang chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, huyện Yên Mô đã triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm dịch vào địa bàn, đồng thời chủ động giám sát chặt chẽ đàn lợn đảm bảo phát hiện sớm ổ dịch, xử lý kịp thời không để lây lan diện rộng.
Đến nay, cả nước đã có 9 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nam và Thanh Hóa giáp ranh với Ninh Bình) đã có dịch tả lợn châu Phi. Để chủ động ngăn chặn, ứng phó khẩn cấp với khả năng dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn và đảm bảo an toàn cho đàn lợn, các xã, thị trấn, các đơn vị chuyên môn trên địa bàn huyện Yên Khánh đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Dịch tả lợn châu Phi (ASF) hiện nay đang diễn biến phức tạp, bệnh chưa có Vacxin phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả. Khi dịch bùng phát phải tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn lợn khi trong đàn đã có con nhiễm bệnh, đồng thời cấm vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch ít nhất 30 ngày sau khi xảy ra dịch bệnh. Vì vậy, người chăn nuôi cần tìm hiểu các thông tin về sự nguy hiểm cũng như biện pháp phòng tránh để chủ động bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh nguy hiểm này.
Tình hình dịch bệnh lở mồm, long móng (LMLM) trên đàn lợn trong nước, trong tỉnh đang diễn biến rất phức tạp. Hiện, hầu hết các tỉnh khu vực phía Bắc, Bắc miền Trung và một số tỉnh phía Nam đều đã bị dịch bệnh. Trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 13/1 đã có 25 xã ở 2 huyện Kim Sơn và Nho Quan có lợn bị mắc bệnh.
Dưới chân núi Sắng, khu thung lũng Đá Hàn, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn mới hình thành một trang trại nông nghiệp độc đáo. Những con lợn Hương thuần chủng được ăn ngô, đậu tương; uống nước trà, tắm nước trà... và được thư giãn bằng những điệu nhạc du dương hòa cùng tiếng chim hót, suối reo, gió thổi. Bao quanh chuồng trại là những vườn cây thuốc Nam như gừng, tía tô, kinh giới, sả... vừa tạo cảnh quan đẹp mắt, vừa có tác dụng chống ruồi, muỗi, lại cũng là cây thuốc chữa bệnh cho đàn lợn, gà... tất cả nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại Trung Quốc, quốc gia có đường biên giới dài với Việt Nam. Đây là dịch bệnh nguy hiểm, có thể làm lợn chết hàng hoạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Trước tình hình này, hiện ngành chuyên môn, các địa phương và bản thân người chăn nuôi lợn đang có nhiều giải pháp phòng chống, bảo vệ đàn lợn.
Hơn một tuần nay, giá thịt lợn hơi xuất chuồng liên tục tăng, từ mức 25.000 đồng/kg (thấp dưới giá thành) đến nay đã đạt 42.000-45.000 đồng/kg. Thoạt nghe thì đây là tin mừng cho người chăn nuôi lợn hơi sau một thời gian dài chịu thua lỗ, tuy nhiên, thực tế đàn lợn chuẩn bị xuất chuồng trong dân không còn nhiều nên người nuôi vẫn không được hưởng lợi.
Tìm nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, giảm đàn lợn nái, loại thải những con kém chất lượng, chăn nuôi theo quy hoạch; chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ, có hình thức hỗ trợ tiền lãi suất vốn vay, đề nghị các công ty giảm giá thức ăn chăn nuôi… đó là những giải pháp mà Ninh Bình đang triển khai nhằm giảm thiểu thiệt hại, giúp người nuôi lợn giữ đàn.
Đợt dịch lợn tai xanh xuất hiện ở Ninh Bình từ 20/4 đến 6/6/2008 khiến 2.294 con lợn phải tiêu hủy với tổng trọng lượng gần 80 tấn. So với các tỉnh khác, thiệt hại không lớn nhưng đã để lại bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững trong thời gian tới.