Các khu, điểm du lịch Ninh Bình sôi động đón khách trở lại
Sáng 23/7, các khu, điểm du lịch tại Ninh Bình đồng loạt đón khách trở lại sau thời gian tạm đóng cửa do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha).
Sáng 23/7, các khu, điểm du lịch tại Ninh Bình đồng loạt đón khách trở lại sau thời gian tạm đóng cửa do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha).
Chiều 26/6, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh.
Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động du lịch trong tỉnh tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ với tổng lượng khách đến Ninh Bình vượt 15% kế hoạch năm, số khách đến các cơ sở lưu trú và số ngày khách lưu trú đều tăng so với cùng kỳ năm 2014. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh, công tác hỗ trợ khách du lịch bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh du lịch Ninh Bình.
Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch cộng đồng cho 400 học viên là những người dân địa phương đang tham gia làm du lịch ở khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, Gia Viễn. Điều này nói lên nhu cầu ngày càng cao trong việc khai thác, vận hành du lịch ở cấp độ cao hơn của cả phía các nhà quản lý cũng như cộng đồng dân cư.
Sáng ngày 15/10, tại Khách sạn Hoàng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Ninh Bình tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch; Công tác chuẩn bị Đại hội Hiệp hội Du lịch Ninh Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020.
Trong cuộc họp báo về hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2015 diễn ra vào chiều 9/10, tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Ngành du lịch của Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực để duy trì sự phục hồi và tăng trưởng. Đáng chú ý là lượng khách quốc tế tăng sau chuỗi ngày dài sụt giảm.
Với sự quan tâm đầu tư đúng hướng của tỉnh và những nỗ lực trong xúc tiến quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của các ngành, địa phương, đơn vị, những năm qua lượng khách về tham quan, thưởng ngoạn tại các khu, điểm du lịch tại Ninh Bình không ngừng tăng, nhất là kể từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh là Di sản Văn hóa, Thiên nhiên thế giới.
Sáng 30/9, tại xã Gia Vân (Gia Viễn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho gần 200 người dân địa phương tham gia làm du lịch tại Khu du lịch sinh thái Vân Long.
Ngày 29/9, tại nhà văn hóa huyện Hoa Lư, Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức liên hoan các câu lạc bộ "Phụ nữ với văn hóa du lịch" năm 2015.
Ngày 29/9, tại khách sạn Bái Đính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tổ chức khai giảng bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch cho gần 400 học viên là người dân làm dịch vụ tại Khu tâm linh chùa Bái Đính.
Khu du lịch sinh thái Tràng An - nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình - có diện tích 2168 ha, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía nam, thực sự đã trở thành "Nơi mơ đến, chốn mong về" của du khách trong và ngoài nước. Hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ nên khu du lịch đã được UNECO vinh danh công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên Thế giới.
Tờ Telegraph (Anh) vừa bình chọn Ruộng bậc thang của Việt Nam vào vị trí thứ 8 trong top 14 cảnh quan siêu thực nhất trên thế giới.
Tiến sỹ Ryan Rabett, Trường đại học Queens và Cambridge (Vương quốc Anh) đánh giá rất cao tham luận của đại biểu Nguyễn Thị Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư tại Hội nghị Tham vấn Quốc tế về Kế hoạch quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An. Trong đó nhấn mạnh: "…Là địa phương có địa giới tự nhiên và hành chính gần như ôm trọn cả di sản, cùng với các cấp, ngành, Hoa Lư đã và đang nêu cao vai trò cộng đồng dân cư địa phương trong việc nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản".
Quần thể danh thắng Tràng An, nơi cư trú của người tiền sử cách chúng ta hàng chục ngàn năm. Trải qua bao biến động của lịch sử, địa chất đến nay vẫn còn lưu dấu hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, tâm linh. Việc Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - di sản "kép" đầu tiên ở Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội phát triển du lịch đối với Ninh Bình mà còn là dịp để lớp lớp các thế hệ người dân xác định trách nhiệm cùng nhau giữ gìn và bảo tồn giá trị của di sản.
Du lịch Ninh Bình trong những năm gần đây đã có bước phát triển đột phá quan trọng. Đặc biệt, từ sau khi sự kiện quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch Ninh Bình đã chính thức bước tới một tầm cao mới, mở ra nhiều vận hội và thời cơ mới. Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng. Các tour, tuyến du lịch đa dạng hơn và chất lượng các dịch vụ du lịch cũng ngày một tốt hơn. Do vậy, lượng khách đến du lịch Ninh Bình ngày càng tăng.
Năm 2015, mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch của cả nước cũng như của tỉnh. Tuy nhiên Ninh Bình vẫn đặt ra mục tiêu phấn đấu năm 2015 đón 5.000.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt từ 800.000 - 1.000.000 lượt; khách lưu trú đón 350.000 - 400.000 lượt (trong đó có 80.000 - 100.000 lượt khách quốc tế); Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.200 tỷ đồng. Ngành du lịch cũng đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu trên, trong đó sẽ tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc quản lý các hoạt động du lịch.
Năm nay, Quốc khánh 2/9 vào giữa tuần. Dù nghỉ có 1 ngày (thứ tư), song dự kiến lượng du khách về Ninh Bình tham quan sẽ tăng cao so với ngày thường. Phát huy lợi thế, tiềm năng về du lịch, các khu, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn… trên địa bàn, Ninh Bình đã và đang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ.
Nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội (trên 90km), Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn) với diện tích hơn 3.000ha, là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất khu vực Bắc Bộ. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long nằm trải rộng trên địa bàn 7 xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh và chủ yếu ở xã Gia Vân (Gia Viễn).
Trong các ngày từ 27 đến 31-8, tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và tại chức Ninh Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Đại học mở Hà Nội tổ chức lớp bồi dưỡng Quản lý cơ sở lưu trú du lịch cho trên 120 học viên đại diện cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh.
Phát triển du lịch Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù có thương hiệu, sức cạnh tranh cao. Xây dựng Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành trung tâm văn hóa, thể dục thể thao và du lịch lớn của cả nước, làm động lực thúc đẩy Vùng phát triển, kết nối với các Vùng khác của cả nước và quốc tế.
Là một tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình (VH-TT&DL) đã thực hiện nhiều hình thức quảng bá các sản phẩm du lịch và đẩy mạnh kết nối các tour, tuyến tham quan từ các vùng, miền trên cả nước, nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm bái, trong đó công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã thực sự mang lại hiệu quả.
Ngày 4/8, tại Khách sạn Tam Cốc (Ninh Hải, Hoa Lư), Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch phối hợp với Ban quản lý Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch ở làng nghề truyền thống cho 50 người là cán bộ đang phụ trách hoạt động làng nghề, đại diện các hộ gia đình, các tổ hợp, doanh nghiệp đang tham gia sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.