Trong tháng Ba, Bắc Bộ có khả năng xuất hiện khoảng 3-4 đợt không khí lạnh, nhưng cường độ các đợt từ yếu đến trung bình và lệch Đông nên trời chỉ chuyển rét trong thời đoạn ngắn.
Tại các tuyến phố chính của Thủ đô, đông đảo người dân nô nức đón chờ các hoạt động của hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên, bày tỏ niềm tự hào về vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo báo cáo của UBND xã Gia Thịnh (huyện Gia Viễn), đêm ngày 20/2, vào khoảng 23h30, đoạn đường dân sinh dài 60m tại thôn 1 Kênh Gà, xã Gia Sinh bất ngờ bị sụt lún, sạt lở từ chân đường đẩy về phía sông khoảng 1,5m và sụt lún sâu xuống 1,5m. Điểm sụt lún sâu nhất khoảng 2m so với đường thực trạng ban đầu. Hiện có 4 hộ dân thôn 1 Kênh Gà nằm sát với đoạn đường sụt lún bị ảnh hưởng. Ngoài ra nhiều hộ dân sống xung quanh cũng bị ảnh hưởng về đường đi và sinh hoạt.
Ngày 26/2, Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Hoa Lư tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ và công nghệ thông tin tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho 67 học viên là thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban chỉ đạo và Tổ trưởng, điều tra viên của 6 xã: Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Xuân.
Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, dân số khoảng 15 vạn, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 17% dân số toàn huyện. Riêng người Mường có hơn 12 nghìn, chiếm trên 15%, sinh sống thành làng bản, tập trung ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long và rải rác ở các xã khác như Quảng Lạc, Thạch Bình, Văn Phương, Yên Quang, Xích Thổ. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác, như người Tày, Dao, Thái, Nùng, Ê đê, Mơ nông, Sán Chay, Cao Lan, sinh sống rải rác và đan xen trên địa bàn các xã của huyện, tạo nên sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán, bổ sung cho nhau những nét đẹp trong văn hóa truyền thống.
Trong những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng. Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, xã tiến hành củng cố, kiện toàn hoạt động hòa giải ở cơ sở không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn và mở rộng khắp các thôn, xóm, góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, xây dựng tình làng, nghĩa xóm và đảm bảo ANTT, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Sau Tết Nguyên đán, lượng rác thải trên địa bàn thành phố Ninh Bình tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường. Để đảm bảo công tác môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình đã huy động phương tiện, máy móc và nhân lực tập trung thu gom, vận chuyển rác thải trong khu dân cư, không để xảy ra tình trạng tồn đọng rác, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của thành phố.
Xác định rõ việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông là nhiệm vụ quan trọng cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, những năm gần đây, Hội LHPN thành phố Ninh Bình có nhiều chương trình hoạt động thiết thực góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên trong việc đảm bảo an toàn giao thông.
Chị Phạm Thị Thảo ở thôn Chỉ Thiện, xã Xuân Thiện (Kim Sơn) được biết đến là người phụ nữ đảm đang, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu tăng ni, nhất là lãnh đạo giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an. Việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi.
Theo ông Phùng Minh Chung, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh, ngay trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới đã có khoảng 98% công nhân quay trở lại các nhà máy, xí nghiệp để bắt đầu công việc của mình, thậm chí ở nhiều doanh nghiệp, tỷ lệ này là 100%. Số còn lại chủ yếu là do một số công ty khai xuân muộn hơn... So với cùng thời điểm này của năm trước, tỷ lệ công nhân trở lại làm việc sau Tết đã tăng, nhờ đó nhanh chóng ổn định tình hình lao động sau kỳ nghỉ dài.
Sữa học đường là một chương trình mang ý nghĩa xã hội, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Hiện tỉnh Ninh Bình cũng đã có Kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường đến năm 2020, với mục tiêu góp phần cải thiện về số lượng và chất lượng khẩu phần ăn cũng như tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em, phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Hiện nay, Cơ sở cai nghiện Ninh Bình đang quản lý 251 học viên. Mặc dù số lượng học viên đông, có tính chất phức tạp, song nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp quản lý nên tình hình an ninh trật tự ở Cơ sở thời điểm trước, trong và sau Tết được giữ vững. Các học viên được đón Tết an toàn, vui tươi.
Ngày 13/2, tại UBND phường Bắc Sơn (thành phố Tam Điệp), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Chi nhánh Ninh Bình đã tổ chức chương trình "Tết sẻ chia, xuân sum vầy". Tham gia chương trình có đồng chí Đỗ Việt Anh, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Năm 2018, cán bộ, công chức, viên chức BHXH huyện Gia Viễn đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, như: Các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác thu BHXH, BHYT, BHTN; phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; giảm tỷ lệ nợ BHXH, BHYT, BHTN theo kế hoạch năm; giải quyết đúng chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng tham gia… được BHXH Việt Nam tặng thưởng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc".
Bộ Nội vụ đang đề xuất thay đổi các quy định hiện hành về xác định vị trí việc làm, tuyển dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới nền công vụ.
Năm 2018, với việc phát huy hiệu quả các loại hình bảo hiểm như Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, giúp người dân ngày càng được thụ hưởng những chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Mỗi lần ghé đất Yên Phong (Yên Mô), chúng tôi lại bồi hồi nhớ về giọng hát Xẩm réo rắt với cách biểu diễn nhạc cụ "độc nhất vô nhị" tay kéo nhị, chân gõ xênh của nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu. 5 năm trước, khi bà qua đời, có người cho rằng cụ Hà Thị Cầu sẽ là người "hát Xẩm cuối cùng" và nghệ thuật hát Xẩm sẽ bị lãng quên ngay chính tại quê hương của cụ. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại… Mùa xuân năm nay, chúng tôi lại trở về "đất xẩm" giữa cuộc sống sôi động và hiện đại, những làn điệu Xẩm chợ, Xẩm thập ân... vẫn len lỏi và tìm những con đường riêng để "ngân vang"...
Hiện, cuộc sống của người dân thôn Điềm Khê, xã Gia Trung (huyện Gia Viễn) khác xưa nhiều lắm. Điềm Khê "lột xác" vươn lên trở thành thôn giàu nhất của xã. Cuộc sống của họ không còn chênh vênh như chính những con thuyền mà họ vốn lấy làm nhà ở suốt bao nhiêu năm.
Làng nghề mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) có tự bao giờ không ai rõ, nhưng các cụ cao niên trong làng cho rằng làng nghề có tuổi đời lên đến vài trăm năm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhưng những người thợ làng nghề mộc Phúc Lộc luôn gìn giữ, phát huy tinh hoa, giá trị truyền thống của cha, ông để lại.