Có 306 kết quả được tìm thấy
Sáng 26/6, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghe và góp ý cho dự thảo quy hoạch phát triển tổng hợp kinh tế vùng ven biển Kim Sơn. Các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, UVDKTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
Vừa qua, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thả giống cá nác hoa trong khuôn khổ đề tài "Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn".
Hôm nay (3/6), nắng nóng gay gắt hơn ở Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ. Nền nhiệt cao nhất trong ngày tại các tỉnh ven biển Trung Bộ phổ biến khoảng 36-39 độ C, có nơi lên đến 41 độ C.
Hôm nay (22/5), nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra trên toàn bộ khu vực Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến khoảng 36 - 39 độ C, riêng một số nơi ở khu vực miền Trung cao hơn 40 độ C.
Do không khí lạnh xuất hiện vào cuối mùa có cường độ rất nhẹ, nên nhiệt độ ở các tỉnh Bắc Bộ cũng chỉ giảm trong được một thời gian rất ngắn. Từ hôm nay (13/5), nhiệt độ lại nhanh chóng tăng trở lại. Nắng nóng tiếp tục duy trì trên diện rộng ở các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung bộ và mở rộng ra hết khu vực Bắc Trung bộ với nền nhiệt phổ biến 35 - 38 độ, có nơi trên 39 độ.
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, thủy văn diễn biến khá phức tạp, khó lường. Nhiều cơn bão có cường độ rất mạnh, mưa lớn trên diện rộng, lũ cao trên các triền sông và nước dâng vùng ven biển đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân trên thế giới nói chung, tỉnh ta nói riêng.
Trong 3 năm (từ 2011 đến 2013), Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh đã tổ chức 146 cuộc TGPL lưu động về các thôn xóm, trong đó có 60 cuộc TGPL lưu động tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã vùng bãi ngang ven biển và thôn đặc biệt khó khăn như Kim Tân, Kim Đông...(Kim Sơn); Thạch Bình, Cúc Phương...(Nho Quan).
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 40 CLB trợ giúp pháp lý, trong đó có 24 CLB thuộc các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển và xã miền núi. Các CLB được cấp kinh phí duy trì hoạt động ít nhất 1 lần/tháng. Trong 3 năm, từ 2011 đến 2013, các CLB đã tổ chức 1.056 buổi sinh hoạt, thu hút 31.680 lượt người tham dự, qua đó đã tư vấn pháp luật cho hàng trăm vụ việc.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, ngày 21/3, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội nghị bàn về việc phối hợp, trao đổi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hải sản và nghề cá tại Ninh Bình.
Thiên nhiên ưu đãi cho Kim Sơn vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ. Vì vậy huyện ven biển này luôn là đơn vị có diện tích, năng suất, sản lượng lúa cao nhất tỉnh. Nhưng gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Lượng mưa ít, mực nước sông thấp, nước mặn xâm nhập sâu vào vùng nội đồng, độ mặn cao…gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong vụ đông xuân 2013-2014, đợt rét đậm, rét hại xảy ra sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ gieo cấy lúa đông xuân của toàn huyện.
Với lợi thế vùng biển tự nhiên, những năm qua, huyện Kim Sơn đã tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương để làm giàu từ biển. Tuy nhiên, làm thế nào để đưa vùng kinh tế biển thành vùng kinh tế trọng điểm thì Kim Sơn còn rất nhiều việc phải làm. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Thị Hoa, Chủ tịch UBND huyện xung quanh vấn đề này.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Trên khắp những nẻo đường từ thành phố đến các huyện ven biển Kim Sơn, miền núi Nho Quan không khí chuẩn bị đón Tết đã bắt đầu nhộn nhịp, sôi động. Các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh lớn, đại lý phân phối, siêu thị, các chợ trung tâm đã tập kết đầy đủ hàng hóa, có cam kết đảm bảo chất lượng.
Ảnh hưởng đã qua: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 9 - 11, có nơi giật mạnh cấp 13 như Bãi Cháy (Cấp 13). Ở các đảo Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng), Cô Tô có gió giật mạnh cấp 13. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc có mưa rất to, một số nơi có lượng mưa lớn như Đình Lập 279mm, Bãi Cháy 171mm, Tiên Yên 181mm.
Theo bản tin lúc 3h30 ngày 10/11của Trung tâm dự báo KTTVTW, tâm bão cách ven biển Quảng Ngãi - Thừa Thiên Huế chừng hơn 250km. Bão đã giảm xuống cấp 13 với tốc độ gió từ 130 đến 160 km một giờ. Đường đi của bão càng lúc càng dịch chuyển nhiều hơn về phía Bắc và sẽ quét dọc ven biển Bắc Trung Bộ với gió mạnh 100km mỗi giờ, tâm mưa sẽ dồn vào đồng bằng và Đông Bắc Bộ.
Sáng ngày 10/11, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp & PTNT do đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT làm trưởng đoàn đã về kiểm tra công tác phòng chống bão số 14 tại tỉnh ta và đi kiểm tra thực tế tại vùng ven biển Kim Sơn. Tiếp và làm việc với đồng chí Thứ trưởng có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên dự khuyết trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Văn Thắng,Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Quốc Trị, TVTU, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Trần Hữu Bình, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT; đại diện Quân khu III, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh.
Sáng 10/9, tại Nam Định, Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã chính thức làm lễ ra mắt.
Do ảnh của bão số 6, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, vùng ven biển Kim Sơn có gió cấp 8, giật cấp 10, cấp 11; trong đất liền các huyện Yên Mô, Yên Khánh, Hoa Lư, Thành phố Ninh Bình, Nho Quan…có gió cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, đi dọc theo ven biển các tỉnh Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km.
Đến chiều ngày 7/8, các phương án phòng chống bão số 6 như: phương án kêu gọi tàu thuyền, di dân vùng ven biển, chống úng và công tác chuẩn bị 4 tại chỗ đã được các ngành, địa phương trong tỉnh triển khai khá tốt.
Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng. Theo đánh giá của ngành thủy sản tỉnh, đến thời điểm này, nuôi trồng thủy sản nước lợ tương đối thuận lợi, nhân dân đang vào vụ thu hoạch tôm sú với sản lượng cao và được giá.
Là huyện ven biển, Kim Sơn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Vì vậy ngay từ khi có Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Huyện ủy Kim Sơn đã tổ chức quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Sáng 2-7, bão số 3 đã di chuyển vào gần bờ, trên vùng ven biển phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 270km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Hoàn lưu của bão gây mưa, mưa vừa ở Bắc Bộ, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa vừa đến mưa to và dông. Trong cơn dông người dân cần đề phòng có gió giật mạnh, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi.
Năm 2009, Kim Sơn là huyện duy nhất của tỉnh được chọn triển khai Đề án 52 về "Kiểm soát dân số vùng biển và ven biển giai đoạn 2009-2020". Sau hơn 4 năm triển khai, Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức, hành vi về chăm sóc Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình, bước đầu ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số vùng biển, ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, tối 23/6, bão số 2 đã đi vào khu vực các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ. Hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh Hải Phòng - Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.