Kim Sơn được mùa lúa đặc sản
Thời điểm này, khi các địa phương khác đều đã thu hoạch xong lúa mùa thì hơn 2.500 ha lúa đặc sản ở Kim Sơn mới bắt đầu chín rộ. Nông dân hồ hởi thu hoạch, thương lái đến tận ruộng thu mua.
Có 348 kết quả được tìm thấy
Thời điểm này, khi các địa phương khác đều đã thu hoạch xong lúa mùa thì hơn 2.500 ha lúa đặc sản ở Kim Sơn mới bắt đầu chín rộ. Nông dân hồ hởi thu hoạch, thương lái đến tận ruộng thu mua.
Nhắc đến cây sắn, nhiều người thường nghĩ đến loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Tuy nhiên với xã vùng cao Kỳ Phú (huyện Nho Quan) nơi có địa hình dốc, đất đai kém màu mỡ, việc canh tác phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời thì cây trồng này lại là một lựa chọn an toàn, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 7, cùng với không khí lạnh nên tỉnh Ninh Bình mấy ngày qua có mưa to và dông gió. Thời điểm này, nhiều địa phương ở huyện Gia Viễn đang tập trung khắc phục những vùng úng ngập cục bộ, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những diện tích sắp cho thu hoạch.
Trên 31.600 ha lúa mùa của tỉnh đang bước vào thời kỳ thu hoạch tập trung. Trong khi đó, theo dự báo, cơn bão số 7 có khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Ninh Bình, gây mưa lớn. Nông dân các địa phương đang dốc lực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa "chạy" bão với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.
Mấy ngày qua, mặc dù thời tiết có mưa vừa đến mưa to đan xen nắng nóng làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa mùa trên địa bàn nhưng bà con nông dân huyện Yên Khánh vẫn tranh thủ huy động máy móc cùng nhân lực thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa mùa đã chín với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu triển khai trồng cây vụ đông đến đó, đảm bảo trồng trong khung thời vụ tốt nhất.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong 2 năm (2019 và 2020) tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho các Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT), hộ cá nhân trên địa bàn đầu tư mua 20 máy cuộn rơm làm dịch vụ kinh doanh rơm khô. Bước đầu các máy hoạt động ổn định và hiệu quả. Qua đó, góp phần tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao giá trị thu hoạch trên diện tích canh tác, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất Kim Sơn, mỗi năm ban tặng cả trăm ha đất phù sa lấn biển. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, ba tuyến đê là Bình Minh 1, Bình Minh 2 và Bình Minh 3 lần lượt được xây dựng, từ đó hình thành nên những vùng nuôi trồng thủy sản trù phú. Vào mùa thu hoạch tôm cuối tháng 6, đầu tháng 7, không khí ở đây trở nên sôi động, náo nhiệt khác thường, đặc biệt là vào ban đêm.
So với các loại bệnh gây hại trên lúa thì lùn sọc đen (LSĐ) được xem là bệnh nguy hiểm bởi bệnh do virus gây ra và hiện tại chưa có thuốc để phòng trừ. Tại Ninh Bình, trong các năm 2009, 2010, 2017, hàng nghìn ha lúa đã bị nhiễm loại bệnh này, nhiều diện tích bị giảm năng suất, thậm chí không cho thu hoạch.
Do thu hoạch vụ lúa đông xuân 2019-2020 kết thúc sớm nên những ngày vừa qua, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Khánh đã tập trung làm đất vụ mùa 2020. Dự kiến đến ngày 5/7, huyện sẽ hoàn thành gieo cấy, trong đó có khoảng 95% diện tích mùa sớm, đây cũng là diện tích để huyện trồng cây vụ đông.
Hiện nay, đang trong thời điểm thu hoạch lúa vụ đông xuân, tình trạng người dân lấn chiếm lòng, lề đường phơi nông sản diễn ra khá phổ biến. Trên nhiều tuyến đường như: Quốc lộ 12B kéo dài, Quốc lộ 21B, đường ĐT 480B…, các tuyến đường liên huyện, liên xã, người dân khi phơi nông sản còn lấy gạch, đá, cành cây đặt trước những khu vực phơi nông sản, chặn người và phương tiện đi vào nông sản khi phơi. Tình trạng trên đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Từ những ngày cuối tháng 5, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương trên địa bàn huyện Yên Khánh đã huy động tối đa máy móc, nhân lực tập trung thu hoạch lúa nên toàn bộ diện tích lúa đông xuân của huyện đã thu hoạch xong. Theo đánh giá ban đầu năng suất ước đạt 68,2 tạ/ha, cao hơn 0,8 tạ/ha so với vụ trước.
Nắng nóng kéo dài hơn 10 ngày nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân thu hoạch, phơi sấy nhanh gọn lúa đông xuân. Nhưng ngược lại, những diện tích cây trồng cạn, cây rau màu thì lại phải đối mặt với nguy cơ héo úa, giảm năng suất, thậm chí chết hàng loạt. Bà con nông dân đang dùng nhiều giải pháp như: tưới nước, che chắn để bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế.
Thời điểm này, nông dân huyện Kim Sơn đang bước vào thu hoạch rộ lúa vụ đông xuân trong niềm vui "kép" vừa được mùa, vừa được giá.
Nắng nóng gay gắt của mùa hè đã góp phần đẩy nhanh tốc độ vào mẩy và chín của lúa đông xuân trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hoa Lư nói riêng. Những cánh đồng lúa đang dần chuyển sang màu vàng ươm cho thấy thời kỳ thu hoạch rộ đã đến và hứa hẹn một vụ sản xuất nữa Hoa Lư được mùa.
Hiện nay, trên 6.400 ha lúa đông xuân của huyện Yên Mô đang vào kỳ chín rộ. Để đảm bảo ăn chắc, tránh thiệt hại do mưa bão, đồng thời tạo điều kiện sớm triển khai sản xuất vụ mùa, Yên Mô đang chỉ đạo các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp và bà con nông dân tập trung nhân lực, phương tiện máy móc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân.
Vụ lúa đông xuân này, trà lúa xuân sớm ngoài đê ở huyện Gia Viễn có 546,6 ha, đã thu hoạch xong, năng suất lúa ước đạt 64,2 tạ/ha. Lúa trong đồng đã vào kỳ chín rộ, các địa phương trong huyện khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn lúa đông xuân theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng".
Thời điểm này, trên 2.200 ha lúa đông xuân sớm của huyện Nho Quan đã cơ bản thu hoạch xong. Tuy nhiên, theo phản ánh của bà con, lúa năm nay mất mùa, năng suất chỉ đạt trên, dưới 50 tạ/ha.
Vụ đông - xuân 2019-2020, toàn tỉnh gieo cấy 40.060 ha lúa. Hiện tại trà xuân sớm đang trong giai đoạn đỏ đuôi đến thu hoạch, trà xuân muộn ở thời kỳ ôm đòng đến chín sữa. Nhìn chung trên địa bàn tỉnh, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, đây là thời kỳ cuối vụ và một số đối tượng sâu bệnh có khả năng phát sinh, phát triển mạnh với nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng lúa xuân của cả vụ.
Với 15.000m2 mặt nước nuôi trồng thủy sản, trang trại của anh Vũ Quang Hiệp, thôn Đồi Cao 2 (phường Yên Bình) được biết đến là một trong những cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô lớn của thành phố Tam Điệp. Trang trại đã và đang cho thu hoạch khoảng 40 tấn cá với doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Vụ đông xuân năm nay, huyện Gia Viễn gieo cấy hơn 6.000 ha lúa, trong đó có 650 ha trà xuân sớm cấy ngoài đê, chủ yếu là các giống Nhị ưu 838, Thục hưng 6, Thái Xuyên 111, Bắc thơm số 7…
Sau 3 tháng gieo trồng, nông dân ở các xã Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương (huyện Gia Viễn) đang vào vụ thu hoạch dưa bở, dưa lê. Thế nhưng năm nay, thời tiết bất thuận đã gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa, nhiều diện tích bị sâu bệnh hại, năng suất không đạt như mọi năm.
Sau gần nửa năm chăm sóc, hiện nhiều hộ nuôi tôm nhà bạt (hay còn gọi là tôm vụ đông, tôm trái vụ) đang bước vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID- 19 khiến thị trường đầu ra cho con tôm gặp nhiều khó khăn, không chỉ tiêu thụ rất chậm mà giá bán lại giảm sâu khiến người nuôi không khỏi lo lắng.
Tháng 12, là cao điểm thu hoạch của nhiều loại cây có múi như bưởi, cam, quýt tại miền Bắc, do nguồn cung ngày càng lớn cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi khiến giá bán các loại trái cây giảm so với những năm trước.
Năm nay, một số địa phương có truyền thống làm cây vụ đông như các xã Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Phương, thị trấn Me (huyện Gia Viễn) vẫn duy trì ổn định diện tích gieo trồng. Một số cây rau màu ngắn ngày đã cho thu hoạch, giá bán cao hơn những năm trước nên bà con nông dân hết sức phấn khởi.
Vụ mùa năm nay, nông dân huyện Kim Sơn gieo cấy 8.160 ha lúa. Đến nay các hộ nông dân đã hoàn thành thu hoạch lúa mùa, Năng suất ước đạt 56 tạ/ha. Đây là một vụ lúa thắng lợi, đạt kết quả cao so với những vụ mùa gần đây. Đặc biệt cũng là năm toàn huyện được mùa cả 2 vụ sản xuất lúa.