Ninh Bình thu hoạch gần 25 nghìn ha lúa mùa
Đến ngày 15-10, toàn tỉnh Ninh Bình đã thu hoạch được 24.718 ha lúa mùa (bằng 62,9% tổng diện tích), năng suất bình quân ước đạt 55,76 tạ/ha.
Có 4.712 kết quả được tìm thấy
Đến ngày 15-10, toàn tỉnh Ninh Bình đã thu hoạch được 24.718 ha lúa mùa (bằng 62,9% tổng diện tích), năng suất bình quân ước đạt 55,76 tạ/ha.
Thời điểm những ngày đầu tháng 10, nhân dân các xã vùng hữu Gia Viễn đang khẩn trương, tất bật thu hoạch lúa mùa, triển khai làm vụ đông. Với những gia đình nghèo, niềm vui còn được nhân lên khi có bàn tay trợ giúp từ cộng đồng để dựng nên những ngôi nhà mới.
Hội thảo và triển lãm quốc tế nghề nghiệp chất lượng cao 2008 diễn ra trong ngày 11/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã thu hút gần 2.500 khách tham dự và đăng ký tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, công tác đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được các cấp, các ngành, các địa phương của tỉnh Ninh Bình đặc biệt quan tâm. Nhất là đối với khu vực nông thôn, khu vực bị thu hồi đất và 23 xã nghèo.
Phát biểu trước cử tri hai quận 1 và 2 (TP Hồ Chí Minh) trong chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, ngày 7-10, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đại biểu Quốc hội đơn vị 1, bày tỏ trăn trở trước thực tế người dân vẫn "có quá nhiều bức xúc" từ việc thu hồi, đền bù giải tỏa đất đai, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường đến sự quan liêu, yếu kém của hệ thống công quyền, mối quan hệ giữa người dân và chính quyền có nơi có lúc thiếu thông hiểu và chia sẻ.
Sáng 4-10, tại UBND xã Quảng Lạc (Nho Quan), Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả đề tài "Xây dựng cánh đồng lúa chất lượng cao đạt giá trị thu hoạch 50 triệu đồng/ha/năm" và hiệu quả của việc sử dụng phân bón NPK Ninh Bình chuyên dùng cho lúa.
Trong những năm qua, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, tránh lụt bão, giải phóng đất làm vụ đông, những ngày qua huyện Gia Viễn đã tích cực đôn đốc các khối đoàn thể cùng bà con nông dân, học sinh được nghỉ học khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa mùa.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình, tính đến đầu tháng 10, toàn tỉnh Ninh Bình có 37.488,9/39.324 ha lúa mùa đã trỗ bông, chiếm 95,3% diện tích gieo cấy.
Ngày 30-9, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình sơ kết công tác thú y 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm và kế hoạch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm vụ thu - đông năm 2008. 9 tháng đầu năm, công tác thú y gặp nhiều khó khăn, rét đậm rét hại đã làm nhiều gia súc, gia cầm bị chết.
Nhu cầu phát triển điện thoại trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng đặt ra yêu cầu xây dựng ngày càng nhiều các công trình viễn thông, nhất là trạm thu, phát sóng điện thoại di động (trạm BTS) nhằm bảo đảm chất lượng cuộc gọi và mở rộng vùng phủ sóng. Tuy nhiên, việc phát triển các trạm BTS thời gian qua còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có sự vào cuộc kịp thời của các cấp, ngành chức năng.
Đối với nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong hệ thống lễ nghi vòng đời người, lễ cưới là lễ hội quan trọng nhất. Nếu lễ cưới của người Kinh thường diễn ra vào mùa đông thì lễ cưới của các dân tộc thiểu số được chọn vào lúc thu hoạch xong mùa múa rẫy. Mùa ấy cũng đồng thời diễn ra nhiều lễ hội khác như lễ mừng mùa, lễ chúc phúc, lễ tạ ơn thần linh... cho nên người ta gọi là mùa "ăn năm uống tháng".
Hoạt động vận tải của Ninh Bình 9 tháng năm nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu đi lại sinh hoạt của nhân dân.
Hơn một tuần qua, tỉnh Ninh Bình chịu ảnh hưởng liên tiếp của cơn bão số 6 và số 7. Để chủ động đối phó với thiên tai, Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã có công điện chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương huy động lực lượng xuống đồng thu hoạch lúa mùa đã chín và triển khai các phương án sẵn sàng đối phó với mưa úng.
Vừa qua, Báo Ninh Bình có bài "Băn khoăn những khoản thu đầu năm" phản ánh về tình trạng một số trường học trong tỉnh đề ra quá nhiều các khoản thu (không nằm trong quy định của ngành). Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với đồng chí Đặng Thị Yến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Bình.
Năm 2008, Du lịch Ninh Bình được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là Khu du lịch hang độngTràng An và chùa Bái Đính với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, và hoạt động quảng bá du lịch được tăng cường, đẩy mạnh đã thu hút đáng kể lượng khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Một trong những giải pháp được xem là hướng đi chính tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XKLĐ ở tỉnh Ninh Bình đã gặp không ít những khó khăn cần tháo gỡ.
Thành lập từ năm 2003, nhung Khu công nghiệp (KCN) Ninh Phúc mất một thời gian để giải phóng, san lấp mặt bằng, thu hút đầu tư... đến nay Khu công nghiệp đã thu hút được nhiều dự án, tạo bước chuyển mới, diện mạo mới.
Khi tỉnh Ninh Bình tái lập, năm 1992 thu ngân sách trên địa bàn gần 40 tỷ đồng, trong khi chi gần 65 tỷ đồng. Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, khai thác các nguồn thu, đến năm 2005 thu được gần 462 tỷ đồng và số chi cũng tăng lên 1.227 tỷ đồng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), 9 tháng qua, cả nước đã thu hút được 57,12 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, vốn cấp mới là 56,2 tỷ USD và vốn tăng thêm là 855,7 triệu USD.
Sau gần 3 tháng đi vào hoạt động, Nhà máy chế biến hạt điều (Kim Sơn) thuộc Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Ninh Bình đã tuyển dụng được 800 lao động vào làm việc.
Thu về, thời điểm thuận lợi để các đôi uyên ươn rủ nhau "xây tổ ấm". Và hầu hết các bạn trẻ thường có nhu cầu làm một đam cưới đàng hoàng, đủ lệ bộ... do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ cưới hỏi (cho thuê váy, áo, xe hoa; chụp ảnh, in thiếp mời...) phát triển. Chưa bao giờ các loại dịch vụ phục vụ cho việc cưới hỏi lại nở rộ như bây giờ. Bao nhiêu thứ phải mua, thuê là bấy nhiêu thứ tiền, nhưng hầu hết các gia đình đều cố gắng, vì lý do "trăm năm mới có một ngày".
Chủ động đối phó với cơn bão số 6, huyện Nho Quan và Gia Viễn đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa đã chín và triển khai các phương án sẵn sàng đối phó với thiên tai.
Tiết trời sang thu mát mẻ, dễ chịu khiến không khí lớp học nghề móc sợi xuất khẩu của phụ nữ xã Ninh Xuân (Hoa Lư) như sôi nổi hơn.
Ngày 22/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức cuộc giao lưu văn hóa mang tên "Gặp gỡ văn hóa mùa Thu", với sự tham dự của các phu nhân đại sứ và các nữ cán bộ, nhân viên đại sứ quán của 24 nước thành viên Hội Phụ nữ châu Á-Thái Bình Dương tại Nhật Bản.