Logo

    Tìm kiếm: làng nghề mộc

    12 kết quả được tìm thấy

    Nghệ nhân Vũ Văn Hạnh (áo xanh) đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề dựng nhà gỗ cổ.

    Làng nghề mộc Phúc Lộc hối hả vào vụ Tết

    Thị trường-

    Càng gần cuối năm, không khí làm việc tại làng nghề mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) càng sôi động, đây là giai đoạn cao điểm sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và phục vụ thị trường Tết.

    Làng nghề mộc Phúc Lộc sôi động dịp cuối năm

    Làng nghề mộc Phúc Lộc sôi động dịp cuối năm

    Nông nghiệp-

    Chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thời điểm này, không khí lao động, sản xuất tại các cơ sở của làng mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ngoài các sản phẩm bàn ghế, giường tủ truyền thống, các cơ sở sản xuất đang chuẩn bị nhiều sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu sắm tết, trang trí nhà cửa của khách hàng.

    Làng nghề mộc Quỳnh Phong phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường

    Làng nghề mộc Quỳnh Phong phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường

    Nông nghiệp-

    Nghề mộc truyền thống tại thôn Quỳnh Phong I, II, xã Sơn Hà, huyện Nho Quan đã và đang là nghề giúp nhiều người dân trong xã có cuộc sống ngày càng đầy đủ, khá giả. Tuy nhiên, việc đầu tư và phát triển làng nghề cũng bộc lộ những hạn chế, như vấn đề về tiếng ồn, bụi bẩn,...Bên cạnh lợi ích về kinh tế, các hộ, cơ sở sản xuất ngày càng chú trọng đến việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

    Phát triển nghề mộc ở Quỳnh Phong

    Phát triển nghề mộc ở Quỳnh Phong

    Công nghiệp-

    Trải qua bao thăng trầm với những lứa thợ đầu tiên nay đã ở tuổi xưa nay hiếm, làng nghề mộc Quỳnh Phong, xã Sơn Hà (Nho Quan) vẫn đứng vững trên thị trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.

    Để làng nghề mộc Phúc Lộc phát triển bền vững

    Để làng nghề mộc Phúc Lộc phát triển bền vững

    Xã hội-

    Làng nghề mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) là một làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng và mỹ nghệ bằng gỗ. Làng nghề ra đời cách đây hàng trăm năm, phát triển theo hướng cha truyền, con nối và được xếp vào danh sách 50 làng nghề truyền thống tiêu biểu nhất Việt Nam.

    Cần đảm bảo an toàn lao động ở làng nghề mộc Phúc Lộc

    Cần đảm bảo an toàn lao động ở làng nghề mộc Phúc Lộc

    Văn Hóa-

    Làng nghề mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) là một trong 75 làng nghề của tỉnh đang hoạt động rất sôi động, giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, cũng như nhiều làng nghề khác, nghề mộc Phúc Lộc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong lao động. Thực tế này đặt ra cho địa phương và chính những người làm nghề cần có những giải pháp cấp bách để khắc phục, để làng nghề phát triển một cách bền vững.

    Gìn giữ tinh hoa làng nghề mộc Phúc Lộc

    Gìn giữ tinh hoa làng nghề mộc Phúc Lộc

    Xã hội-

    Làng nghề mộc Phúc Lộc, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) có tự bao giờ không ai rõ, nhưng các cụ cao niên trong làng cho rằng làng nghề có tuổi đời lên đến vài trăm năm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhưng những người thợ làng nghề mộc Phúc Lộc luôn gìn giữ, phát huy tinh hoa, giá trị truyền thống của cha, ông để lại.

    Nghệ nhân tài hoa của làng nghề mộc Quỳnh Phong

    Nghệ nhân tài hoa của làng nghề mộc Quỳnh Phong

    Kinh tế-

    Làng nghề mộc Quỳnh Phong (Nho Quan) đang phát triển từng ngày, thay da đổi thịt với những với những ngôi nhà cao tầng san sát, những xưởng xẻ, những cơ sở chế biến với quy mô và trang thiết bị hiện đại, sản phẩm ngày một đa dạng về số lượng, tinh xảo về chất lượng. Để có được những thành quả như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của những người thợ gỗ tài hoa nơi đây. Trong đó nổi bật nhất là ông Vũ Văn Chung (sinh năm 1948), một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho làng nghề mộc Quỳnh Phong.

    Sức sống ở một làng nghề truyền thống

    Sức sống ở một làng nghề truyền thống

    Kinh tế-

    Việc phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nhiều năm qua, phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị làng nghề mộc Phúc Lộc của địa phương.

    Niềm đam mê của một nghệ nhân trẻ

    Niềm đam mê của một nghệ nhân trẻ

    Kinh tế-

    Về làng nghề mộc Quỳnh Phong (Nho Quan) không ai là không biết Vũ Mạnh Hùng (1983), người nghệ nhân trẻ tuổi tài hoa. Với niềm đam mê điêu khắc, sự kiên trì và nỗ lực vượt lên chính mình, Hùng đã có nhiều sản phẩm được trưng bày tại các hội chợ, khu du lịch lớn. ở tuổi 32, anh cũng là một trong những người trẻ nhất được phong tặng danh hiệu nghệ nhân làng nghề.

    Thành phố Ninh Bình phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

    Thành phố Ninh Bình phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

    Xã hội-

    Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển và xây dựng làng nghề mộc truyền thống gắn với bảo vệ môi trường bền vững, bên cạnh tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo nghề, thành phố Ninh Bình đã chỉ đạo chính quyền địa phương cần có nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề, góp phần thúc đẩy lộ trình hướng tới xây dựng thành phố Ninh Bình trở thành đô thị loại II vào năm 2014.

    Ninh Bình có 25 làng nghề truyền thống.

    Ninh Bình có 25 làng nghề truyền thống.

    Xã hội-

    Ninh Bình hiện có 25 làng nghề truyền thống, trong đó 10 làng nghề cói, 4 làng nghề thêu, 3 làng nghề mây tre đan, 2 làng nghề mộc, 2 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, 1 làng nghề đan cót, 1 làng nghề bún, 1 làng nghề gốm và 1 làng nghề sản xuất cốt chăn bông.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long