Lễ hội xuân hồng thành phố Ninh Bình năm 2017
Sáng 18/3, tại Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh, thành phố Ninh Bình đã tổ chức hiến máu tình nguyện Lễ hội xuân hồng năm 2017 với thông điệp "Nối vòng tay tình nguyện - Sẻ giọt máu yêu thương".
Có 1.045 kết quả được tìm thấy
Sáng 18/3, tại Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh, thành phố Ninh Bình đã tổ chức hiến máu tình nguyện Lễ hội xuân hồng năm 2017 với thông điệp "Nối vòng tay tình nguyện - Sẻ giọt máu yêu thương".
Hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc với chủ đề "Sắc màu Tây Bắc", từ ngày 11/3 đến 14/3/2017, Ninh Bình đã tham dự Lễ hội Hoa Ban 2017 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ V.
Mỗi dịp xuân về, nhiều lễ hội trên địa bàn huyện Gia Viễn được tổ chức với quy mô từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh. Để thực hiện nghiêm quy định về tổ chức các hoạt động lễ hội, huyện Gia Viễn đã tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động diễn ra trong lễ hội nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách đến tham quan, chiêm bái.
Từ ngày 04 đến ngày 07/4/2017 (tức ngày mùng 08 đến ngày 11 tháng 3 năm Đinh Dậu).
Dịp đầu năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, theo đó lượng du khách trong và ngoài nước đến Ninh Bình tham quan, du lịch vãn cảnh gia tăng, vì thế sức mua, bán, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ mùa lễ hội đầu năm tại địa phương cũng tăng mạnh.
Hiện đang vào mùa lễ hội, mỗi ngày có hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch vãn cảnh tại các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Theo đó, sức mua, bán, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các dịch vụ ăn theo như quà lưu niệm, ăn uống, nghỉ ngơi tại các địa phương cũng tăng mạnh. Nhằm bình ổn giá cả và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng chặt chém, làm giá với du khách, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp để quản lý giá cả thị trường trên địa bàn.
Là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với nhiều lễ hội đầu xuân có quy mô lớn, Ninh Bình luôn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, chiêm bái. Đặc biệt, Ninh Bình còn được biết đến với nhiều món ẩm thực ngon nổi tiếng, trong đó có 2 món ăn đặc sản là thịt dê, cơm cháy, thu hút khá đông khách du lịch mong muốn được thưởng thức và mua về làm quà.
Mặc dù mới đang vào đầu mùa lễ hội, nhưng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã khá đông du khách về tham quan, chiêm bái. Với lượng khách du xuân đông đúc sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, nhà hàng vì lợi nhuận để nhập và sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ… nhằm kinh doanh có lãi cao hơn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị 06/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
Chiều 21/2, Ban tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2017 tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2017. Đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Hoa Lư năm 2017 chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban tổ chức lễ hội Hoa Lư năm 2017.
Theo kế hoạch của UBND thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, Hạ Long 2017 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 11 - 15/3/2017, tại Quảng trường 30/10 (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Nằm ở phía đông nam đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình không chỉ có những địa danh lịch sử mà còn được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ tính riêng những ngày đầu Xuân năm 2017 đã có hàng trăm vạn lượt du khách trong nước và quốc tế đến Ninh Bình vui Xuân, trảy hội và tham quan du lịch.
Ngày 12/2, các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Hồng Quảng, TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh; Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự Lễ hội xuống đồng cùng "Hạt ngọc trời" 2017.
Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, nhiều nơi trên khắp cả nước lại bước vào mùa lễ hội với ý nghĩa ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với Ninh Bình, theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 260 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có những lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội đền Thái Vi, Lễ hội Tràng An...Lễ hội diễn ra vào tất cả các mùa trong năm nhưng chủ yếu tập trung vào mùa xuân với gần 150 lễ hội, đặc biệt tháng giêng có 52 lễ hội. Lễ hội là di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hoạt động lễ hội là nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Như thường lệ, đầu năm vào dịp lễ hội, rất đông du khách hành hương về khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính để tham quan và chiêm bái. Để đảm bảo ANTT, ATGT khu vực chùa Bái Đính, Công an huyện Gia Viễn đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) là một lễ hội thường niên lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nhằm kỷ niệm sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tri ân các vị tiền bối đã có công với dân với nước. Lễ hội này lớn không chỉ bởi tầm vóc, quy mô tổ chức mà còn bởi đây chính là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa truyền thống của Ninh Bình, là niềm tự hào của người dân Cố đô Hoa Lư. Không ở đâu trên mảnh đất Ninh Bình những sắc màu văn hóa lại được dịp phô diễn, tỏa hương khoe sắc như tại Lễ hội Hoa Lư.
Trong những năm qua, huyện Hoa Lư đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, từ đó đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực.
Lễ hội Tịch Điền 2017 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách đến xem. Bên cạnh nghi thức cày ruộng truyền thống bằng trâu, năm nay Chủ tịch nước lái máy cày hưởng ứng phong trào "công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn".
Với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, Ninh Bình luôn là điểm đến được nhiều du khách trong nước và quốc tế lựa chọn, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Riêng ngày mùng 4 Tết, lượng khách đến tham quan du lịch tại Ninh Bình đạt 193.979 lượt người, tăng 18,35% so với năm trước, nâng tổng lượng du khách đến Ninh Bình trong 6 ngày nghỉ Tết đạt 378.371 lượt, tăng gần 8% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 18.135 lượt, tăng 22%.
Tết Nguyên đán Đinh Dậu và lễ hội Xuân 2017 là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Là địa bàn có các khu công nghiệp, nhiều điểm du lịch hấp dẫn như chùa Bái Đính, khu sinh thái ngập nước Vân Long; các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua, do vậy dự báo số lượng người và phương tiện tham giao giao thông trên địa bàn huyện trong những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu sẽ tăng gấp 3 lần ngày thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất TTATGT trên địa bàn.
Thời điểm cuối năm, đặc biệt phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Thời điểm này rất dễ phát sinh các "điểm nóng" về thực phẩm; là cơ hội để các đối tượng buôn bán thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc, xuất xứ xâm nhập vào thị trường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), các ngành chức năng đã tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kiểm soát về ATVSTP, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu, cũng như mùa lễ hội xuân 2017.
Theo đại diện UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội, mùa lễ hội năm 2017, danh thắng Chùa Hương hy vọng đón khoảng 1,3-1,5 triệu lượt khách tới vãn cảnh, lễ chùa dù tăng giá vé.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 2239/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội xuân 2017.
Từ nhiều năm nay, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, góp phần cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu và phát huy được truyền thống của dân tộc, xây dựng môi trường lành mạnh trong cộng đồng dân cư.