Tối nay (15/4), khai mạc Lễ hội truyền thống Trường Yên 2016
Vào 20h tối nay (15/4), tại Khu di tích Lịch sử - Văn hóa Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, sẽ diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội truyền thống Trường Yên năm 2016.
Có 1.031 kết quả được tìm thấy
Vào 20h tối nay (15/4), tại Khu di tích Lịch sử - Văn hóa Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, sẽ diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội truyền thống Trường Yên năm 2016.
Tối 15/4, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (Hoa Lư), các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Ninh Bình đã tổ chức dâng hương tại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành nhân dịp lễ hội truyền thống Trường Yên 2016.
Trong những ngày sắp diễn ra lễ hội Đền Hùng, trên mọi ngả đường, từ trung tâm thành phố Việt Trì cho đến Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, hay các địa điểm di tích lịch sử liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều tưng bừng không khí lễ hội. Các khu phố, tuyến đường đều khoác lên mình sắc màu rực rỡ của cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016, sẵn sàng chào đón du khách gần xa về tham quan và dâng hương.
Đến hẹn lại lên, vào những ngày tháng 3 âm lịch, lễ hội truyền thống Trường Yên lại được tổ chức tưng bừng, náo nhiệt, thu hút du khách xa gần nô nức về tham quan, trẩy hội.
Đối với Bảo tàng tỉnh, việc trưng bày những hiện vật, tài liệu, hình ảnh về "Kinh đô Hoa Lư" thế kỷ X luôn là một phần quan trọng góp phần vào thành công cho Lễ hội truyền thống Trường Yên. Qua đó nhằm giới thiệu với du khách tham gia lễ hội nét văn hóa đặc sắc thế kỷ thứ X thời Đinh - Tiền Lê và giai đoạn chuyển tiếp sang thời Lý - thời kỳ xây dựng Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta trên mảnh đất Ninh Bình với kinh đô Hoa Lư hoa lệ.
Ngày 15/4, tại khuôn viên Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Hội Phụ nữ huyện Hoa Lư tổ chức thi mâm ngũ quả tiến Vua.
Sáng 15/4, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (Hoa Lư), các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành nhân dịp lễ hội truyền thống Trường Yên 2016.
Lễ hội truyền thống Trường Yên sắp khai hội, Nhà hát Chèo Ninh Bình đang tích cực tập luyện, chuẩn bị chương trình nghệ thuật mở màn trong ngày khai hội truyền thống sao cho trang trọng, hoành tráng, ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, lịch sử của vùng đất Cố đô Hoa Lư địa linh nhân kiệt.
Đã thành thông lệ, khoảng từ 8 đến 10-3 âm lịch hàng năm, Lễ hội Trường Yên (trước là Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư) được tổ chức, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến dâng hương và tham quan. Năm 2016, Lễ hội được diễn ra từ ngày 9 đến 11-3, để đảm bảo ANTT, ATGT cho lễ hội, lực lượng Công an huyện Hoa Lư đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, để người dân và du khách an tâm trảy hội.
Sáng 13-4, các đồng chí lãnh đạo đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Hoa Lư đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ hội tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.
Lễ hội truyền thống Trường Yên năm nay là năm thứ 2 được tổ chức theo nghi thức lễ hội di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và nhân kỷ niệm 1048 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Cùng với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện chu đáo phục vụ lễ hội, tạo điểm nhấn "về nguồn" cho những người con vùng đất Cố đô, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước về với Ninh Bình.
Lễ hội truyền thống Trường Yên là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư. Góp phần vào sự thành công của lễ hội, không thể thiếu sự tham gia của chính quyền sở tại và người dân xã Trường Yên. Nhân sự kiện Lễ hội truyền thống Trường Yên 2016 sắp diễn ra, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Yến, Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Ban thường trực Ban phục vụ Lễ hội truyền thống Trường Yên 2016 về công tác chuẩn bị của chính quyền và người dân nơi đây với lễ hội này.
Thực hiện Quyết định 308 ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, những năm qua, huyện Gia Viễn đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng, từ đó, đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến rõ nét.
UBND tỉnh Phú Thọ vừa phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo, thông báo kế hoạch Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2016.
Sáng 23-3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống Trường Yên năm 2016. Đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chủ trì hội nghị.
Chợ Rồng Ninh Bình là chợ đầu mối lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, chợ Rồng được mở rộng, khang trang, quy củ hơn, đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lưu kinh tế của nhân dân trong tỉnh và với các tỉnh bạn. Với mật độ hàng hóa khá lớn với nhiều chủng loại khác nhau, được chia thành nhiều khu riêng biệt, nhưng trong dịp đầu xuân, khi có nhiều lễ hội trên địa bàn diễn ra, lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu lễ hội ngày càng tăng thì việc đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ có vai trò hết sức quan trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có gần 100 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức tại các địa phương, trong đó có những lễ hội làng xã, lễ hội cấp huyện, cấp tỉnh, đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, chiêm bái, góp phần thúc đẩy ngành Du lịch và dịch vụ ngày càng phát triển.
Hiện vẫn đang là mùa của các lễ hội tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và các lễ hội tại các địa phương trong tỉnh. Với lượng khách du xuân chiêm bái đông đúc sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, nhà hàng vì lợi nhuận nhập và sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Trước thực trạng trên, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội cần tiếp tục được các ngành chức năng, các địa phương quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc hơn.
Là một trong những địa phương có nhiều lễ hội lớn của tỉnh, huyện Gia Viễn đã tăng cường công tác quản lý nhà nước theo đúng quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp người dân đến với lễ hội là được trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành; đồng thời được tham quan, chiêm bái các danh lam thắng cảnh.
Ngày 21/2, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng đoàn về kiểm tra một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và công tác triển khai quản lý tổ chức lễ hội đầu xuân 2016. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, thể thao và du lịch...
Những ngày đầu năm, Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính mỗi ngày thu hút hàng chục nghìn lượt du khách thập phương đến tham quan và chiêm bái. Kể từ sau khi khai mạc lễ hội chùa Bái Đính (mồng 6 tháng Giêng), lượng du khách đến với Bái Đính ngày một đông hơn, đặt ra yêu cầu càng cao đối với công tác đảm bảo ANTT, ATGT trên địa bàn. Do đó, công tác giữ gìn ANTT, ATGT Khu du lịch được Công an huyện Gia Viễn ưu tiên hàng đầu.
Ngày xuân đến với Ninh Bình, Cố đô Hoa Lư - Tràng An là đến với vùng đất thiêng - nơi có những lễ hội truyền thống đặc sắc. đây là dịp diễn ra các sinh hoạt văn hóa dân gian đề cao tính cộng đồng, đầu xuân chúng tôi có dịp du ngoạn khám phá non nước Ninh Bình, cố đô Hoa Lư - Tràng An, tìm hiểu về những nét văn hóa dân tộc của vùng đất địa linh nhân kiệt này.
Ngày 11/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Bính Thân), phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tổ chức lễ đón nhận bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống Đồng Kỵ và tổ chức khai hội với nghi lễ rước pháo.
Thành phố Tam Điệp - địa phương vốn nổi tiếng bởi có nhiều đền, chùa gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch tâm linh. Những ngày đầu xuân Bính Thân, theo dòng người đổ về các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố để dâng hương, chiêm bái, mới thấy hết được ý nghĩa của loại hình du lịch này…
Cứ độ Tết đến, xuân về lòng người thêm rạo rực. Đây là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức, thu hút đông người dân đến dự, nguyện cầu cho một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn sung túc. Để các lễ hội thực sự là nơi về nguồn ý nghĩa trong tâm linh của mỗi người con đất Việt, những năm qua công tác tổ chức, quản lý và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội luôn được các cấp, các ngành và mỗi người dân trong tỉnh quan tâm thực hiện.