Logo

    Tìm kiếm: Di sản

    854 kết quả được tìm thấy

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các tác phẩm nghệ thuật

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các tác phẩm nghệ thuật

    -

    Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5/2014, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam diễn ra Triển lãm "Điện Biên Phủ - Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp qua các tác phẩm nghệ thuật". Triển lãm do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Liên hiệp UNESCO Hà Nội và Hội Quán Di sản phối hợp tổ chức.

    Các lễ hội đầu xuân ở Ninh Bình

    Các lễ hội đầu xuân ở Ninh Bình

    Tin Tức-

    Cùng với các địa phương trong cả nước, những ngày đầu xuân năm mới, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có gần 100 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức trong dịp đầu xuân đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đặc biệt thu hút lượng lớn khách du lịch, góp phần thúc đẩy ngành du lịch và dịch vụ.

    Nỗ lực để Tràng An được công nhận di sản thế giới

    Nỗ lực để Tràng An được công nhận di sản thế giới

    Du Lịch-

    Sau hơn 1 năm thành lập, Ban quản lý (BQL) Quần thể danh thắng Tràng An đã cơ bản ổn định bộ máy tổ chức, triển khai thực hiện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có chất lượng và đạt kết quả tốt.

    Vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản nhân loại

    Vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản nhân loại

    Văn Hóa-

    Tối 11/2, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Tràng An hướng tới Di sản thế giới

    Tràng An hướng tới Di sản thế giới

    Du Lịch-

    Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm hệ thống núi đá và thung lũng liền khoảnh, được ôm ấp bởi bốn dòng sông (sông Hoàng Long ở phía Bắc; sông Chanh ở phía Đông; sông Hệ ở phía Nam và sông Bến Đang ở phía Tây).

    Ghi nhận về hoạt động của Hội Khoa học lịch sử Ninh Bình

    Ghi nhận về hoạt động của Hội Khoa học lịch sử Ninh Bình

    Xã hội-

    Hội Khoa học lịch sử tỉnh Ninh Bình đi vào hoạt động đến nay đã tròn 6 năm theo Quyết định số 06/QĐ-HSH ngày 20/11/2006 của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Từ 19 hội viên ban đầu, đến nay Hội đã có 74 hội viên gồm các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương, các nhà giáo giảng dạy bộ môn lịch sử tại các trường THPT và Đại học Hoa Lư, các nhà quản lý và chuyên gia bảo tồn, bảo tàng di tích lịch sử, danh thắng, di sản văn hóa trong tỉnh.

    Di sản tín ngưỡng-tâm linh thờ Thần Núi trong Quần thể danh thắng Tràng An

    Di sản tín ngưỡng-tâm linh thờ Thần Núi trong Quần thể danh thắng Tràng An

    Du Lịch-

    Quần thể danh thắng Tràng An (QTDTTA) từ lâu đã được biết đến với vai trò kinh đô của nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X, là hành cung của nhà Trần chống lại quân Nguyên-Mông ở thế kỷ XIII và là một nơi có nhiều thắng cảnh nổi tiếng qua thơ ca. Theo thống kê sơ bộ ban đầu tại đây có trên 30 di tích thờ Thần Núi, gắn với những di tích này là những câu chuyện dân gian, những lễ hội, phong tục, tập quán liên quan tới tín ngưỡng thờ vị thần này.

    Ứng xử thế nào với các "di sản sống"

    Ứng xử thế nào với các "di sản sống"

    Xã hội-

    Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây được xem là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật như hát chèo, hát xẩm; các nghề truyền thống nổi tiếng như: thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, gốm mỹ nghệ...Những loại hình nghệ thuật, những làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay đã sản sinh ra những người hội tụ tinh hoa của riêng nó. Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang cố gắng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thì việc phải bảo tồn những con người được xem là "di sản sống" phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ứng xử với những nghệ nhân ấy như thế nào đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Phóng viên Báo Ninh Bình đã ghi lại quan điểm của một số nhà chức năng có liên quan.

    Ninh Bình-Hải Phòng hợp tác phát triển du lịch

    Ninh Bình-Hải Phòng hợp tác phát triển du lịch

    Văn Hóa-

    Vừa qua, đoàn công tác của UBND thành phố Hải Phòng do đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình về liên kết, phối hợp phát triển du lịch giữa hai địa phương và vận động đề cử công nhận hai di sản thiên nhiên thế giới là quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) và Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở tài chính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An...

    Di sản văn hóa: Hài hòa giữa bảo tồn và phát triển du lịch

    Di sản văn hóa: Hài hòa giữa bảo tồn và phát triển du lịch

    Du Lịch-

    Ninh Bình hiện có trên 1.000 di tích văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 79 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 183 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng với 114 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Các di sản văn hóa, lễ hội ở Ninh Bình đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đóng góp giá trị không nhỏ vào nền kinh tế trong tỉnh…

    Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa

    Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa

    Suc khỏe và đời sống-

    Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho học sinh là một trong 5 nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

    Phát huy các thế mạnh văn hóa và thiên nhiên để phát triển du lịch xanh

    Phát huy các thế mạnh văn hóa và thiên nhiên để phát triển du lịch xanh

    Du Lịch-

    Ninh Bình là vùng đất còn ẩn chứa nhiều điều mới lạ, hấp dẫn du khách. Không chỉ có phong cảnh đẹp cuốn hút với bề dày trầm tích văn hóa truyền thống mà Ninh Bình còn tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa và thiên nhiên để phát triển du lịch. Những yếu tố này đã hội tụ đủ để hứa hẹn một tiềm năng phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình.

    Vì một Tràng An- di sản thế giới

    Vì một Tràng An- di sản thế giới

    Du Lịch-

    Ngày 27/9/2011, Ninh Bình bắt đầu triển khai xây dựng Hồ sơ quần thể danh thắng Tràng An trình UNESCO xem xét công nhận là di sản thế giới. Từ đó đến nay, Ninh Bình đã làm nhiều việc đạt kết quả đáng ghi nhận. Tất cả vì một Tràng An-di sản thế giới trong tương lai gần.

    Nghệ thuật hát xẩm không thể thất truyền

    Nghệ thuật hát xẩm không thể thất truyền

    VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT-

    Ninh Bình đang trăn trở làm tiếp phần 2 của Đề án "Bảo tồn và phát huy các giá trị của nghệ thuật hát xẩm". Với quyết tâm làm sống dậy nghệ thuật hát xẩm và trở thành một "đặc sản văn hóa" của Ninh Bình, từng bước hoàn thiện các tiêu chí để đệ trình UNESCO công nhận hát xẩm là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

    Cánh cửa để Tràng An trở thành di sản đã rộng mở

    Cánh cửa để Tràng An trở thành di sản đã rộng mở

    Du Lịch-

    Với sự trợ giúp của các chuyên gia UNESCO, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, Ninh Bình đã xác định được các tiêu chí 5, 7, 8 (văn hóa và cảnh quan, địa chất, địa mạo) để lập hồ sơ di sản Quần thể danh thắng Tràng An. Nhận định về kết quả này, các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn cho rằng: "Cánh cửa" để Tràng An trở thành di sản thế giới đã rộng mở.

    Hồ sơ quản lý di sản Quần thể danh thắng Tràng An: Một "mũi tên" trúng hai đích

    Hồ sơ quản lý di sản Quần thể danh thắng Tràng An: Một "mũi tên" trúng hai đích

    Du Lịch-

    Hồ sơ di sản thế giới của Quần thể danh thắng Tràng An đó xây dựng xong và được UNESCO đánh giá đảm bảo tính khoa học, chất lượng và có tính thuyết phục cao. PGS-TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: "Vấn đề mà Ninh Bình cần quan tâm nhất hiện nay là công tác quản lý di sản ở hiện tại và tương lai. Ninh Bình cần có những văn bản pháp lý đủ mạnh để có thể quản lý quy hoạch và khai thác du lịch ở những khu di sản một cách bền vững. Việc xây dựng một kế hoạch quản lý tốt không chỉ là một bộ phận hợp phần của bộ hồ sơ mà còn có ý nghĩa tăng thêm sức mạnh cho bộ hồ sơ khi UNESCO xem xét". Việc xây dựng một kế hoạch quản lý di sản tốt sẽ là một "mũi tên" trúng hai đích để Tràng An đến gần hơn với di sản thế giới.

    Quần thể danh thắng Tràng An hướng đến di sản thế giới: Nỗ lực xác định giá trị nổi bật toàn cầu

    Quần thể danh thắng Tràng An hướng đến di sản thế giới: Nỗ lực xác định giá trị nổi bật toàn cầu

    Du Lịch-

    Quần thể Danh thắng Tràng An của Ninh Bình đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ trình Unesco công nhận là di sản thế giới. Quá trình phát triển lâu dài của địa chất và các loài sinh vật đã tạo ra cho khu vực Quần thể danh thắng Tràng An những cảnh đẹp hoang sơ, độc đáo. Vẻ đẹp cảnh quan của địa hình cùng những hang động muôn hình vạn trạng đã làm nên một không gian có tính thẩm mỹ riêng biệt và nổi trội của Quần thể danh thắng Tràng An. Đây cũng chính là nơi sinh sống của người Tiền sử qua các giai đoạn chuyển tiếp từ thế Pleistocene sang thế Holocene. Tuy nhiên việc xác định đâu là giá trị nổi bật của Quần thể Danh thắng Tràng An để lập hồ sơ trình Unesco công nhận là di sản thế giới là vấn đề "sống còn" trong quá trình vận động cho Tràng An. Phóng viên báo Ninh Bình phỏng vấn Đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, PCT UBND Tỉnh, Phó trưởng ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ di sản để tìm hiểu về vấn đề này.

    Di sản văn hóa: Thế mạnh của du lịch Ninh Bình

    Di sản văn hóa: Thế mạnh của du lịch Ninh Bình

    Du Lịch-

    Hiện Ninh Bình có hơn 800 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có gần 80 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, cùng với 114 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Các di sản văn hóa, lễ hội ở Ninh Bình đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là các lễ hội đầu xuân như lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Cố đô Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương…

    Lấy ý kiến vào kế hoạch quản lý, bảo vệ, bảo tồn Danh thắng Tràng An

    Lấy ý kiến vào kế hoạch quản lý, bảo vệ, bảo tồn Danh thắng Tràng An

    Kinh tế-

    Sáng 28/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào kế hoạch quản lý, bảo vệ, bảo tồn khu Danh thắng Tràng An. Đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Cục di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); các nhà khoa học, khảo cổ học; các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan trong tỉnh; Ban quản lý khu Danh thắng.

    Tín ngưỡng thờ Vua Hùng trở thành di sản nhân loại

    Tín ngưỡng thờ Vua Hùng trở thành di sản nhân loại

    Văn Hóa-

    Đúng 12 giờ 10 phút (giờ Paris - tức 18 giờ 10 phút giờ Việt Nam), ngày 6/12, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long