Sáng 19/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe và cho ý kiến vào Đồ án Quy hoạch chung khu du lịch Kênh Gà-Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Nhằm đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác quy hoạch cán bộ (QHCB) với mục tiêu phát hiện sớm nguồn cán bộ có đức, tài, triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt, lâu dài của từng địa phương, đơn vị và của đất nước, đồng thời khắc phục những hạn chế bất cập, đáp ứng yêu cầu của công tác QHCB trong tình hình mới, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24/2/2017 "Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác QHCB lãnh đạo quản lý nêu tại Hướng dẫn 15-HD/BTCTW, ngày 5/11/2012".
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố Ninh Bình đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, khẳng định vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, là đầu tàu trong phát triển kinh tế của tỉnh. Cùng với đó, công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có nhiều chuyển biến rõ nét, kiến trúc và cảnh quan đô thị được quan tâm đầu tư phát triển.
Vừa qua, Tổng cục đường bộ (Bộ Giao thông - Vận tải) đã có văn bản công bố điều chỉnh quy hoạch Quốc lộ 21B kéo dài. Đây là tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hoàn thiện kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của 2 tỉnh Ninh Bình-Nam Định với tỉnh Hà Nam và thủ đô Hà Nội; tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế mà tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Ninh Bình - Thanh Hóa, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, tuyến đường bộ ven biển, giảm tải cho Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 hiện đang có mật độ giao thông rất cao.
Chiều 29/3, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe và tham vấn ý kiến về Quy hoạch chung khu đô thị Gián Khẩu (Gia Viễn) đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự có đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Gia Viễn.
Trong 10 năm trở lại đây, hệ thống kết cấu hạ tầng và giao thông ở thành phố Ninh Bình phát triển khá mạnh mẽ với chiều hướng mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Bên cạnh đó, nhờ nhiều nguồn lực đầu tư có hiệu quả nên hầu hết các tuyến đường trên địa bàn đã được xanh hóa. Tuy nhiên, đến nay tỉnh ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoặc văn bản quy định cụ thể nào cho việc quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường. Việc trồng cây phần lớn mang tính chủ quan, mạnh ai nấy trồng, khiến mảng xanh của thành phố thiếu bản sắc và không có điểm nhấn.
Trên địa bàn thành phố Ninh Bình hiện nay có 19 chợ thực phẩm, nằm trên địa bàn các xã, phường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của người dân. Đối với người dân, thuận tiện cho việc mua bán hàng ngày là thấy rõ. Tuy nhiên, hoạt động của các chợ những năm qua trong tình trạng tràn ra cả lòng đường, vỉa hè, chợ hoạt động trong khu dân cư, chợ tạm… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, giao thông cũng như diện mạo đô thị.
Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 qua 3 năm triển khai đã căn bản sắp xếp được quy mô, mạng lưới các cấp học ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo có tính khả thi cao, các cấp, các ngành liên quan cần có sự điều chỉnh Đề án theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại các địa phương.
Với mục tiêu chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đưa giáo dục Ninh Bình trở thành một nhân tố cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua, tỉnh đã tiến hành xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Qua 3 năm thực hiện, Đề án đã căn bản sắp xếp được quy mô, mạng lưới các cấp học ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Đề án đã phát sinh một số khó khăn ở các địa phương, đòi hỏi phải điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với thực tế.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Sáng 15/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cho quy hoạch chung thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn. Đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 22/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo quy hoạch các phân khu nằm trong khu đô thị trung tâm, thuộc địa giới hành chính thành phố Ninh Bình hiện hữu. Đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ đến năm 2030.
Ngày 20/9, tại Khách sạn Bái Đính, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Quy hoạch, Kế hoạch và các văn bản quy định về quản lý bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa, Thiên nhiên thế giới Tràng An. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Ban chỉ đạo Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc rà soát Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020.
Thành phố Ninh Bình đã nhiều lần được mở rộng cả về quy mô, cấp độ và tính chất đô thị. Tuy vậy, hiện tại thành phố Ninh Bình vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch phát triển, nhất là sau khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ có 13 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 380,14ha. Việc hình thành CCN ở các địa phương là thực sự cần thiết nhằm quy hoạch các hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vào một khu vực nhất định, vừa sản xuất tập trung, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.
Chiều 28/7, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Đề án rà soát bổ sung một số nội dung của Đề án số 20/ĐA-UBND của UBND tỉnh đã được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 25/11/2014. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì.