Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Sáng 1/7, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tại xã Phát Diệm, xã Lý Nhân và phường Nam Định.
Tổng thống Trump thừa nhận sự phức tạp của việc đàm phán thuế quan với hơn 170 quốc gia, đồng thời cho biết các lá thư sẽ bắt đầu được gửi cùng lúc đến 10 quốc gia mỗi ngày.
Khai thác hiệu quả tiềm năng bản địa, kết hợp bảo tồn văn hóa truyền thống và ứng dụng khoa học công nghệ, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ tạo ra chuỗi sản phẩm chất lượng mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân Ninh Bình, trở thành một trong những giải pháp trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh.
Với mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về xây dựng Nông thôn mới (NTM) hài hòa với phát triển đô thị, nơi nông thôn và đô thị cùng song hành, hỗ trợ lẫn nhau, tỉnh Ninh Bình đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng sống, môi trường và hội nhập phát triển. Để làm rõ hơn về định hướng này, Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Việc hợp nhất ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thành một tỉnh lớn lấy tên là tỉnh Ninh Bình là một quyết sách có tính đột phá, là bước ngoặt có tính chất lịch sử, đặt ra yêu cầu đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển, đặc biệt về phát triển kinh tế nông thôn. Nông thôn của tỉnh Ninh Bình mới không chỉ rộng lớn hơn, đa dạng hơn mà còn chứa đựng những khác biệt nhất định về địa lý, lịch sử, văn hóa, tập quán sản xuất và trình độ phát triển. Chính vì thế, việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông thôn cần được tái cấu trúc không chỉ về nội dung mà cả về cách tiếp cận, phương pháp và tư duy nền tảng.
Sáng 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Trong đó, Quốc hội quyết nghị sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình. Sự kiện chính trị trọng đại này không chỉ đánh dấu bước chuyển quan trọng trong cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, mà còn mở ra kỳ vọng lớn lao, với tầm nhìn xây dựng tỉnh Ninh Bình mới là một cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước, là Thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo trên thế giới.
Sáng 12/6, UBND thành phố Tam Điệp tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Tam Điệp đến năm 2045.
Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, hơn một thập kỷ qua, tỉnh Ninh Bình đã tạo nên những đổi thay vượt bậc trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực từ người dân được xem là “chìa khóa” khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, dựng xây những miền quê yên bình trở nên rạng rỡ hơn-nơi ý Đảng hoà quyện lòng dân kiến tạo nên những miền quê đáng sống.
Trong bối cảnh nguy cơ gián đoạn thương mại toàn cầu đang trở thành mối quan ngại lớn, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí “Nature Food” cho thấy Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có khả năng tự chủ lương thực ở mức cao, đủ sức ứng phó nếu hoạt động xuất nhập khẩu lương thực trên thế giới bất ngờ bị đình trệ.
Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thổi một luồng gió mới vào những cánh đồng ở Ninh Bình, kiến tạo nên hình ảnh người nông dân của thời đại mới: Tự tin, năng động và đầy khát vọng đổi mới. Họ không ngần ngại tiếp cận khoa học công nghệ, mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất truyền thống để vươn tới một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả hơn.
Nếu Ninh Bình được ví như một viên ngọc quý nơi sơn thủy hội tụ, thì Nam Định là vùng đất văn hiến, công thương truyền thống, còn Hà Nam là cửa ngõ công nghiệp của vùng Thủ đô. Mỗi địa phương là một “mảnh ghép” độc đáo, một hình thái kinh tế-văn hóa riêng biệt, nhưng lại có sự tương đồng, tạo nên một tổng thể hài hòa, hỗ trợ nhau khi được đặt trên cùng một bản đồ phát triển.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã và đang lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trong tỉnh. Bằng nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo, gắn với lợi ích thiết thực của người dân, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân và phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong phát triển quê hương.
Ngày 11/6, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Công điện số 02/CĐ - UBND về việc tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ.
Ngày 11/6, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 02 về việc tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ.
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh giày dép, quần áo trẻ em “Chao.kids” do bà Phạm Thị Vân làm chủ tại xóm 4A, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh.
Trong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Khánh Thành (Yên Khánh) đã xuất sắc trở thành xã đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây là kết quả của quá trình đầu tư bài bản, bền bỉ và đặc biệt là sự đồng lòng, chung sức từ chính người dân.
Khai thác hiệu quả tiềm năng bản địa, kết hợp bảo tồn văn hóa truyền thống và ứng dụng khoa học công nghệ, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ tạo ra chuỗi sản phẩm chất lượng mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân Ninh Bình, trở thành một trong những giải pháp trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh.
Tại Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12 tháng 4 năm 2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị-hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay. Đây không chỉ là sự kiện chính trị mang tính lịch sử, mà còn là dấu mốc thể hiện tầm nhìn trong chiến lược phát triển vùng và quốc gia. Trên cơ sở những tương đồng về văn hóa, địa lý và kết nối kinh tế-xã hội, đơn vị hành chính sau sáp nhập sẽ mở ra một không gian phát triển mới, nơi các trụ cột kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch và logistics) sẽ trở thành động lực cho sự phát triển, tạo chuỗi giá trị quốc gia và khu vực.
Sáng 10/6, tỉnh Hà Nam tổ chức lễ khởi công cụm 3 dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Phủ Lý gồm: Dự án Nhà ở xã hội dành cho cán bộ, bác sỹ công tác tại Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Dự án Khu liên hợp thể thao phía Nam đường Võ Nguyên Giáp; Dự án Bệnh viện đa khoa chất lượng cao.
Ninh Bình-nơi núi gối đầu sông, nơi lịch sử hào hùng lắng đọng và kết tinh văn hóa, tạo nên vùng đất địa linh nhân kiệt. Sau 40 năm cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, với khát vọng lớn, nỗ lực không ngừng nghỉ, từ một vùng đất nông nghiệp truyền thống, Ninh Bình từng bước vươn lên phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong khu vực đồng bằng Sông Hồng và cả nước.
Chiều 9/6, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị rà soát tiến độ công tác chuẩn bị tổ chức Lễ công bố tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.