Có 214 kết quả được tìm thấy
Sáng 16/7, Chính phủ đã họp trực tuyến với các địa phương về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.
Sáng 12/7, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về tình hình giải ngân vốn đầu tư công và ODA, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Ngay sau khi kết thúc thực hiện giãn cách xã hội theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các điểm giao dịch tại xã trở lại hoạt động bình thường và nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tiếp tục được giải ngân, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19 gây ra. Qua đó góp phần phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế của địa phương.
Trước tình hình dịch COVID -19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại đã tác động xấu đến nền kinh tế trong nước. Để chặn đà suy giảm, kích thích tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh các yếu tố hỗ trợ, trong đó nổi bật là giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm. Tại Ninh Bình, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn, qua đó kịp thời giải ngân, thanh toán vốn đầu tư.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 154/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội ứng phó với đại dịch COVID-19.
Sáng 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Hiện nay, toàn tỉnh có 13 cụm công nghiệp (CCN) đi vào hoạt động, thu hút được 75 dự án và 96 hộ cá thể đang hoạt động trong các CCN với nguồn vốn đầu tư đạt 11.190 tỷ đồng, thu hút trên 46.000 lao động. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động an toàn, hiệu quả, Sở Công thương đã chỉ đạo các Ban quản lý CCN, các doanh nghiệp triển khai nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho các chương trình, dự án phát triển bền vững tại Ninh Bình đang phát huy hiệu quả tốt. Các cấp chính quyền trong tỉnh cũng đã tận dụng được tối đa các nguồn lực bên ngoài, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Xác định giải ngân vốn đầu tư công có vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công năm 2020.
Ngay sau kỳ nghỉ tết nguyên đán Canh Tý 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tích cực giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư chăn nuôi, sản xuất của nhân dân.
Với lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi cộng với sự năng động của tỉnh trong việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, do vậy những năm qua công tác thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp của Ninh Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp là Khánh Phú, Gián Khẩu, Tam Điệp, Phúc Sơn, Khánh Cư, Xích Thổ, Sơn Hà với tổng diện tích là 1.961ha. Đến nay, đã có 5 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động là KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp I, KCN Phúc Sơn, KCN Khánh Cư; tổng diện tích đất quy hoạch 886 ha; đất công nghiệp có thể cho thuê 625ha. Hiện đã có 109 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, đất công nghiệp đã cho thuê 582ha với tổng số vốn đăng ký đạt trên 55.000 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện đạt 38.000 tỷ đồng. Có thể thấy, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký khá cao (trên 68%); các khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các DN FinTech của Việt Nam chiếm 36% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) của khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore với 51%.
Sáng 29/11, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức ra mắt câu lạc bộ Chủ tịch công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh Ninh Bình. Đồng chí Đỗ Việt Anh, TVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tới dự.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư, nhất là đầu tư công năm 2019, ngay từ đầu năm, thành phố Ninh Bình đã tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) góp phần bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng.
Sau gần 30 năm tái lập tỉnh, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ninh Bình đã phát triển vượt bậc, đạt mức khá trong khu vực và nổi trội hơn so với các tỉnh tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội. Nguồn vốn FDI trở thành một trong những nguồn lực quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước cho địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Chính vì vậy, đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại cách thức thu hút đầu tư, chủ động lựa chọn, đón nhận nguồn vốn này sao cho hiệu quả chứ không thể thu hút FDI bằng mọi giá".
Từ đầu năm đến nay, vấn đề phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công vẫn được đánh giá là một "điểm mờ" trong bức tranh sáng của tổng thể nền kinh tế. Trong khi tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ở mức thấp thì tỉnh Ninh Bình nằm trong nhóm có tốc độ giải ngân cao, từ đầu năm đến nay đạt 94,8%. Trong đó, các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương có tốc độ giải ngân khá tốt.
Thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo để đưa nguồn vốn đến với hàng nghìn hộ dân, doanh nghiệp, HTX đang có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó đã góp phần cùng các cấp, các ngành của tỉnh thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 5.084 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 86 doanh nghiệp thành lập theo Luật Hợp tác xã; 853 doanh nghiệp tư nhân; 3.384 công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; 681 công ty cổ phần tư nhân; 10 trường học ngoài công lập và 70 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp đang tạo việc làm cho trên 313.000 người. Những năm gần đây, Ninh Bình đã tập trung triển khai và có nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp, qua đó phát huy vai trò của các tổ chức, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Trên 476 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong tỉnh được vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, học tập, từ đó hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo đã thoát nghèo; hàng trăm nghìn lao động có việc làm; trên 110 nghìn học sinh, sinh viên được theo đuổi giấc mơ học tập … Đây chính là những con số vô cùng ý nghĩa, thể hiện tính nhân văn và hiệu quả to lớn qua 17 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện 1042/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ ngành, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019.
Dự án công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình (xã Kỳ Phú và Phú Long, huyện Nho Quan) có diện tích quy hoạch là 1.155,43 ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 7.368 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa khoảng 5.247 tỷ đồng (71,2%), đầu tư cho các hạng mục: Xây dựng hạ tầng các phân khu và các dự án, công trình dịch vụ, du lịch trong phạm vi Công viên.