Kiểm tra, đề nghị công nhận Trường Mầm non Yên Nhân đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
Chiều 5/12, Đoàn kiểm tra trường học các cấp học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh đã đi kiểm tra, đề nghị công nhận Trường Mầm non Yên Nhân (Yên Mô) đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Có 627 kết quả được tìm thấy
Chiều 5/12, Đoàn kiểm tra trường học các cấp học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh đã đi kiểm tra, đề nghị công nhận Trường Mầm non Yên Nhân (Yên Mô) đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Ngày 28/11, Đoàn kiểm tra công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học của tỉnh đã tiến hành kiểm tra công nhận mầm non Đồng Hướng, Ân Hòa (huyện Kim Sơn) đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Mặc dù đã vào năm học 2017-2018 được gần 3 tháng nhưng tình trạng lạm thu tại một số cơ sở giáo dục vẫn diễn ra với những khoản thu không có trong danh mục quy định. Nhiều trường học đến nay mới tổ chức họp phụ huynh và khuyến khích nộp một số khoản mang tên "xã hội hóa" khiến nhiều cha mẹ học sinh không đồng tình nhưng cũng không dám lên tiếng phản ứng vì sợ ảnh hưởng đến chuyện học tập của con em mình và có nói ra chắc gì đã thay đổi được, trong khi hầu hết các phụ huynh đều chung suy nghĩ, thôi nộp cho xong. Từ đó câu chuyện lạm thu vẫn còn và tiếp diễn trong nhiều nhà trường, tạo hiệu ứng không tốt trong xã hội.
Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2002/NQLT ngày 8/5/2002 giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về "Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội", giai đoạn 2012-2017, Hội Phụ nữ huyện Nho Quan đã phối hợp với Công an huyện xây dựng kế hoạch liên ngành thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 và tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể hội viên, phụ nữ trên địa bàn. Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Nghị quyết 01 cấp huyện do đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN và đồng chí Phó Trưởng Công an huyện làm đồng trưởng ban, đã chỉ đạo Hội phụ nữ-Ban Công an cơ sở tham mưu cho Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết 01 đến thôn, xóm, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đoàn thể quần chúng.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra trường học đạt chuẩn Quốc gia các cấp học của tỉnh đã tổ chức kiểm tra, đề nghị công nhận Trường THCS Ân Hòa (Kim Sơn) đạt chuẩn Quốc gia. Dự buổi kiểm tra có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và đầu tư; Liên đoàn Lao động tỉnh; lãnh đạo huyện Kim Sơn.
Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia các cấp học của tỉnh đã đến kiểm tra, đề nghị công nhận Trường THCS Khánh Hòa (Yên Khánh) đạt chuẩn Quốc gia.
Nhiều năm qua, Trường THCS Lê Hồng Phong là một trong số đơn vị dẫn đầu khối THCS về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn, điểm sáng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của thành phố Ninh Bình và của tỉnh. Đặc biệt là đơn vị tiên phong của tỉnh trong việc đổi mới công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo hình thức sinh hoạt chuyên môn trực tuyến "Trường học kết nối" và dạy học theo nghiên cứu bài học; đồng thời đi đầu việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trong các nhà trường, thư viện là bộ phận không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục văn hóa, tri thức, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do vậy, hàng năm, với điều kiện của mình, các nhà trường luôn dành một khoản kinh phí nhất định đầu tư mua thêm sách báo, tài liệu… để thu hút học sinh và giáo viên.
Ngày 7/11, Đoàn kiểm tra công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia các cấp học của tỉnh đã đi kiểm tra, đề nghị công nhận Trường Tiểu học Gia Lâm (Nho Quan) đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Xác định công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, những năm gần đây, Trường THCS Ân Hòa (Kim Sơn) đã nỗ lực cố gắng trong công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu hoàn thiện 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT.
Hiện nay, tình trạng học sinh, sinh viên tiếp cận sớm với thuốc lá dẫn đến nghiện thuốc lá vẫn còn diễn ra ở một bộ phận học sinh, sinh viên. Trước thực trạng đó, các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực xây dựng mô hình "Trường học không khói thuốc" nhằm từng bước tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường sống của con người.
Theo số liệu điều tra phổ cập của Sở Giáo dục và Đào tạo thì năm học 2017-2018, bậc học mầm non ở tỉnh Ninh Bình tăng khoảng 5.000 cháu. Nhiều trường học ở cả thành thị và nông thôn phải nhận quá chỉ tiêu dẫn đến quá tải ở các nhóm lớp, độ tuổi, dẫn đến việc chăm sóc, nuôi dạy, đảm bảo an toàn cho trẻ trở thành áp lực của nhiều nhà trường. Nguyên nhân chính là do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh kéo theo tốc độ gia tăng dân số dẫn đến tình trạng này. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã làm rõ nguyên nhân, đưa ra các giải pháp tháo gỡ nhưng việc triển khai thực hiện muốn hiệu quả và triệt để cần sự vào cuộc của toàn xã hội.
Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ, vừa qua hầu hết các trường học ở huyện Nho Quan và một số trường học trên địa bàn huyện Gia Viễn đã phải cho học sinh nghỉ học. Dù vẫn còn bộn bề khó khăn, song thầy và trò các nhà trường đều phấn đấu với một quyết tâm lớn, không để việc học của các em học sinh bị gián đoạn thêm bởi mưa lũ. Sau một vài ngày khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, đến thời điểm này hầu hết các trường học đều đã tổ chức cho học sinh đi học trở lại.
Trên địa bàn xã Lưu Phương hiện có 250 đoàn viên với 14 chi đoàn thôn xóm và 3 chi đoàn trường học. Mặc dù lực lượng không quá ít nhưng khi cần tập hợp thì số lượng đoàn viên tham gia chưa nhiều. Đoàn xã phải huy động lực lượng theo hình thức quay vòng là nay xóm này, mai xóm khác. Do không thể triệu tập toàn bộ thành viên nên các phong trào tổ chức đoàn xã chưa được sôi nổi, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân. Ngoài ra, đội ngũ bí thư và phó bí thư chi đoàn thôn xóm không ổn định, phải kiện toàn liên tục gây khó khăn về mặt nhân lực dẫn đến nhiều chi đoàn còn hoạt động kém, nhất là những chi đoàn nằm xa trung tâm xã.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ 7 giờ sáng ngày 9/10, trên địa bàn tỉnh ta đã có mưa lớn trên diện rộng, nhiều khu vực bị ngập úng. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, đồng thời hạn chế thấp nhất thiệt hại do ngập úng gây ra, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường chủ động triển khai các phương án ứng phó với tình trạng ngập úng, đồng thời cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Riêng huyện miền núi Nho Quan 100% trường học đều cho học sinh nghỉ bắt đầu từ chiều 11/10.
Sáng 12/10, Đoàn kiểm tra trường học đạt chuẩn Quốc gia các cấp học của tỉnh đã đi kiểm tra các điều kiện của Trường THPT Dân tộc nội trú đạt chuẩn Quốc gia.
Thời gian qua, Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT, trật tự đô thị trong các trường học.
Ngày 9/10, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an tỉnh tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức PCCC & CNCH và thực tập phương án chữa cháy và CNCH tại trường học khi xảy ra cháy.
Ngày 27/9, Đoàn kiểm tra trường học các cấp học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh đã tiến hành kiểm tra, đề nghị công nhận Trường Mầm non Phú Sơn ((huyện Nho Quan) đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Những năm qua, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực vươn lên về mọi mặt để xây dựng và phát triển trường, đạt được những thành tích đáng ghi nhận, nhiều năm liền là Tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Để khuyến khích học sinh đọc sách, các nhà trường từ tiểu học đến THPT tùy vào điều kiện thực tế của mình đã xây dựng các mô hình thư viện, từ thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện lớp học… đến các thư viện trong nhà trường theo quy định, từ đó khuyến khích học sinh ham mê đọc sách, không chỉ cho các em những kiến thức phong phú, phục vụ thiết thực việc học tập mà còn góp phần phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong các trường học bán trú, hầu hết các nhà trường đã chú trọng đến các khâu chọn lựa nguồn thực phẩm, chế biến món ăn và chế độ dinh dưỡng… nhằm đảm bảo cho các em học sinh có sức khỏe tốt, phát triển đầy đủ cả về trí lực và thể lực. Đồng thời với trách nhiệm của mình, ngành Y tế cũng đã phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao ý thức cho các cơ sở giáo dục, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh và toàn xã hội.
Mặc dù là địa phương còn nhiều khó khăn nhưng huyện Nho Quan xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, nên hàng năm đã dành nguồn ngân sách khá lớn đầu tư cho giáo dục, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất các trường học theo hướng chuẩn hóa, tạo điều kiện tốt nhất cho con em trên địa bàn được học tập trong những ngôi trường khang trang, sạch đẹp.
Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". ở mỗi trường học, thông qua chăm sóc, tìm hiểu, tuyên truyền về di tích lịch sử, văn hóa, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công… làm cho học sinh gắn bó, yêu quê hương, đất nước cụ thể hơn, sâu sắc hơn, góp phần nâng cao chất lượng các bài học về lịch sử nói riêng, các môn học xã hội nói chung.
Ngày 30/8, thành phố Tam Điệp tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo thành phố Tam Điệp và đại diện các trường học trên địa bàn thành phố.