Có 28 kết quả được tìm thấy
Ngày 12/4 (tức ngày 15/3 âm lịch), xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư tổ chức Lễ khai hội Đền Thái Vi năm 2025.
Ngày 23/4, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), UBND xã Ninh Hải đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Thái Vi-lễ hội truyền thống nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn các vị vua Trần và các anh hùng có công với đất nước.
Diễn ra từ ngày 14-15/3 âm lịch hàng năm, Lễ hội đền Thái Vi là dịp để nhân dân địa phương tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của các vua Trần. Ngay từ sáng sớm ngày 22/4 (tức ngày 14/3 âm lịch), nhân dân xã Ninh Hải (Hoa Lư) và hàng nghìn du khách thập phương đã rộn ràng với các hoạt động văn hóa, thể thao tại lễ hội.
Trong thời gian diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình 2023 (27/5-4/6), tại đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) tổ chức trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần. Hoạt động này góp phần cung cấp cho nhân dân, du khách những hiểu biết cơ bản về lịch sử văn hóa nhà Trần trong Di sản Tràng An.
Sáng 4/5 (tức ngày 15/3 Quý Mão) UBND huyện Hoa Lư phối hợp với chính quyền, đoàn thể, nhân dân xã Ninh Hải tổ chức khai mạc lễ hội đền Thái Vi năm 2023.
Chiều 23/3, Huyện đoàn Hoa Lư phối hợp với Đoàn Khối Cơ quan & Doanh nghiệp tỉnh, Đoàn trường Cao đẳng nghề Lilama I tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Số hóa thông tin di tích lịch sử Quốc gia" tại huyện Hoa Lư, gồm: đền Thái Vi và chùa Bích Động.
Sáng 30/12, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ tại các địa điểm là Vườn Am và cánh đồng phía sau Đền Thái Vi, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
Sáng 15/4 (tức ngày 15/3 âm lịch), UBND xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tổ chức Lễ hội đền Thái Vi năm 2022. Dự khai mạc lễ hội có các đồng chí lãnh đạo Sở Du lịch, huyện Hoa Lư, xã Ninh Hải cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương.
Ngoài 80 tuổi, có hơn 20 năm gắn bó với công việc thủ từ ở đền Thái Vi, xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư), cụ Chu Văn Thim luôn thành tâm tỏ bày lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân có công với nước, để cụ được gặp gỡ, lan tỏa những giá trị lịch sử, câu chuyện văn hóa về mảnh đất, con người Cố đô đến với bè bạn thập phương, du khách quốc tế thông qua một "ngôn ngữ" rất đặc biệt.
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (xã Ninh Hải - Hoa Lư) hội tụ nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: hang Chùa - hang Bụt, vườn chim thung Nham, tuyến Thạch Bích- Thung Nắng, chùa Bích Động, dòng sông Ngô Đồng trải dài qua 3 hang (Tam Cốc), đền Thái Vi, làng nghề thêu Văn Lâm; đặc biệt từ 2 năm nay có thêm phố đi bộ và chợ ẩm thực được mở ra trong Tuần Du lịch "Sắc vàng Tam Cốc- Tràng An" đã thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi khi về Ninh Bình.
Sau khi tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257) thắng lợi, năm 1258 (Mậu Ngọ) vua Trần Thái Tông vừa tròn 40 tuổi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, tạo dựng nước Đại Việt trở thành một quốc gia văn hiến, cường thịnh, theo sách "Thái Vi quốc tế ngọc ký", ông đã nhường ngôi cho Thái tử Hoảng khi đó 18 tuổi lên ngôi và làm Thái Thượng hoàng về Vũ Lâm tu hành. Việc xuất gia của ông không có nghĩa là từ bỏ quyền lực của mình. Ông đánh giá quân Nguyên - Mông đã thua quân Đại Việt năm 1257, nhưng đây là một kẻ thù rất mạnh, rất có thể, chúng sẽ sang xâm lược nước Đại Việt lần nữa. Vì vậy, nước Đại Việt phải chuẩn bị củng cố lực lượng, tập hợp quân sĩ, rèn luyện thường xuyên, tích lũy lương thực, sản xuất vũ khí để đề phòng cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông lần thứ 2.
Sáng 19/4 (tức ngày 15/3 năm Kỷ Hợi), nhân dân địa phương và đông đảo khách du lịch trong nước, quốc tế về dự lễ khai hội đền Thái Vi ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư).
Lễ hội đền Thái Vi, xã Ninh Hải (Hoa Lư) là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân xã Ninh Hải nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Trần, là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Hiển Từ Hoàng Thái Hậu; đặc biệt là vua Trần Thái Tông - người đã có công chiêu dân, lập ấp, xây dựng căn cứ địa Văn Lâm, làm hậu cứ để chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 vào năm 1285.
Ngày 30/4 (15/3AL), tại Đền Thái Vi, xã Ninh Hải (Hoa Lư), UBND huyện Hoa Lư tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thái Vi. Dự khai mạc có các đồng chí lãnh đạo Sở Du lịch, Sở VH&TT, huyện Hoa Lư, xã Ninh Hải… cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách.
Lễ hội Đền Thái Vi được xác định là một trong những nội dung, chương trình trong chuỗi các hoạt động của tỉnh Ninh Bình thiết thực hưởng ứng Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư 2018. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày, 29 và 30/4 (tức 14-15/3 âm lịch) tại Đền Thái Vi, xã Ninh Hải (Hoa Lư) và được tổ chức với quy mô cấp huyện.
Tỉnh Ninh Bình vốn đã rất nổi tiếng với các địa danh du lịch chùa Bái Đính, danh thắng Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư... tuy nhiên sẽ là thiếu sót nếu như các du khách đến với Ninh Bình mà chưa có dịp ghé thăm đền Thái Vi, hay một lần tham dự vào lễ hội đền Thái Vi.
Nằm giữa một vùng non nước hữu tình nên thơ, đền Thái Vi không chỉ là là một ngôi đền cổ linh thiêng từ ngàn xưa, mà đây còn là di tích lịch sử vô cùng quý báu, gắn liền với lịch sử triều đại nhà Trần trên vùng đất cố đô Hoa Lư.
Sáng 11/4, hàng nghìn khách du lịch trong nước, quốc tế và nhân dân địa phương về dự Lễ hội đền Thái Vi ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư).
Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, nhiều nơi trên khắp cả nước lại bước vào mùa lễ hội với ý nghĩa ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với Ninh Bình, theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 260 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có những lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội đền Thái Vi, Lễ hội Tràng An...Lễ hội diễn ra vào tất cả các mùa trong năm nhưng chủ yếu tập trung vào mùa xuân với gần 150 lễ hội, đặc biệt tháng giêng có 52 lễ hội. Lễ hội là di sản văn hóa chứa đựng nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hoạt động lễ hội là nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán là mùa của các lễ hội truyền thống. Đây là dịp thu hút đông đảo du khách thập phương về với mảnh đất Cố đô - địa phương tự hào sở hữu hàng trăm lễ hội truyền thống, như: lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vi…
Sau Tết Nguyên đán là mùa của các lễ hội truyền thống. Ngay từ mùng 6 Tết, lễ hội chùa Bái Đính khai mạc đã mở đầu cho chuỗi các lễ hội ở khắp các địa phương trong tỉnh lễ hội Đình tổng Bồng Hải-chợ Xanh (xã Khánh Thiện, Yên Khánh), lễ hội báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, Yên Mô), lễ hội đền Thái Vi (xã Ninh Hải, Hoa Lư)…
Hiện Ninh Bình có hơn 800 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có gần 80 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, cùng với 114 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Các di sản văn hóa, lễ hội ở Ninh Bình đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là các lễ hội đầu xuân như lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Cố đô Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương…