Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ
Chiều ngày 11/10, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại tràn Lạc Khoái.
Có 1.034 kết quả được tìm thấy
Chiều ngày 11/10, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại tràn Lạc Khoái.
Sáng 11/10, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do đồng chí Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng làm Trưởng đoàn đã về kiểm tra tình hình khắc phục mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan; lãnh đạo huyện Gia Viễn.
Trước tình hình mưa, lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo toàn lực lượng chủ động có các phương án đảm bảo ANTT, đảm bảo an toàn về người và tài sản; trực ban, trực chiến nghiêm túc, theo dõi sát tình hình mưa, lũ, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ.
Ảnh hưởng của mưa kéo dài suốt 2 tháng qua, đặc biệt là mưa do hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, tại tổ 4, phường Tân Bình, thành phố Tam Điệp, đã tiếp tục xuất hiện nhiều vết nứt trên đỉnh Đồi Dài.
Do ảnh hưởng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện có mưa to, một số nơi mưa rất to. Lượng mưa từ 17 giờ ngày 9 đến 13 giờ ngày 11/10 tại Nho Quan là 198mm (từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 11/10: 94,9 mm); mực nước lúc 13 giờ ngày 11/10 tại Hưng Thi là 12,34m; tại bến Đế là 4,72m, tại cầu Nho Quan là 4,65m và đang tiếp tục lên.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn hồ đập.
Các trận mưa cuối tháng 9 và đầu tháng 10 đã gây khó khăn hơn cho việc thu hoạch lúa mùa ở các địa phương huyện Nho Quan. Tuy nhiên, cứ "ngớt mưa, hửng nắng" là nông dân các địa phương lại tích cực xuống đồng thu hoạch lúa mùa đã chín. Đã có nhiều địa phương đã gặt xong và chuẩn bị chuyển trọng tâm sang sản xuất vụ đông.
Diện tích gieo cấy lúa vụ mùa năm 2017 của toàn tỉnh là 36.625 ha. Đến hết tháng 9, diện tích lúa trỗ 36.169 ha, đạt 98,8% so với kế hoạch và đã thu hoạch 5.951 ha lúa. Hiện tại, nhân dân và các địa phương đang tập trung cao nhân lực, phương tiện máy móc gặt nhanh lúa đã chín, tránh mưa giông, gió bão ảnh hưởng đến kết quả của vụ sản xuất, đồng thời có quỹ đất để trồng cây vụ đông.
Hồi 04 giờ ngày 25/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Đúng như dự báo, sau khi vượt qua khu vực miền Trung Philippin và đi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 10 với tên quốc tế là Doksuri. Từ sáng ngày 15/9, bão Doksuri đã bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực miền Trung nước ta, trong đó các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của bão là Hà Tĩnh đến Quảng Bình với sức gió cấp 10 đến cấp 11, giật cấp 15 kèm theo nước biển dâng và mưa lớn trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh trên.
Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 15/9, do ảnh hưởng của bão số 10 đã gây ra mưa kèm gió lớn, biển động mạnh, các lực lượng chức năng đã phát hiện dấu hiệu sạt lở chân đê Bình Minh 3 (huyện Kim Sơn). Ngay sau đó, các lực lượng đã được huy động để thực hiện nhiệm vụ xử lý sạt lở chân đê.
Tính đến 01 giờ ngày 15/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to; một số nơi có lượng mưa trên 70mm như Tuyên Hóa (Quảng Bình) 80mm, Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) 100mm, A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 115mm. Ở đảo Bạch Long Vỹ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 10.
Mặc dù theo dự báo đến thời điểm hiện tại Ninh Bình không nằm trong khu vực tâm bão số 10 nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm.
Bão Doksuri được dự báo mạnh nhất từ năm 2014 đến nay, sức gió cấp 11-12, mưa lớn từ miền Bắc tới Trung Trung Bộ và một phần Tây Nguyên.
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn đang diễn biến phức tạp với việc xuất hiện thêm những ổ dịch và bệnh nhân mới tại các địa phương trong tỉnh, nhất là trong thời điểm thời tiết hiện nay mưa nắng thất thường, bệnh SXH rất dễ có nguy cơ xảy ra thành dịch. Phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với bác sĩ Lê Hoàng Nam, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
Khi những cơn mưa ngâu tháng 7 tràn về cũng là lúc con người ta sống chậm hơn để hướng về mẹ cha, tiên tổ. Bên cạnh nhiều hoạt động ý nghĩa trong mùa Vu lan , vẫn còn tồn tại một số hoạt động mê tín dị đoan. Để mùa Vu Lan thực sự trở thành nét văn hóa tâm tinh, nối tiếp dòng chảy hiếu hạnh tự bao đời mỗi nhà, mỗi người cần nhận thức đúng về ý nghĩa nguồn gốc ngày Vu Lan tránh những biến tướng không đáng có.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Kim Sơn, trà lúa mùa trung đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến phân hóa đòng, trà mùa muộn đã đẻ nhánh rộ. Nhìn chung, thời tiết trong thời gian qua có nắng, mưa xen kẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt nhưng đồng thời cũng là môi trường lý tưởng cho các đối tượng dịch hại phát sinh.
Là huyện ven biển, hệ thống sông ngòi dày đặc, hàng năm Kim Sơn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão biển, lũ. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy nội địa mùa mưa bão, Công an huyện Kim Sơn đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần nâng cao ý thức của chủ phương tiện và nhân dân trong việc tuân thủ nghiêm các quy định đảm bảo ATGT đường thủy, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân.
Vụ mùa 2017, toàn tỉnh gieo cấy 37.109,8 ha lúa, trong đó diện tích lúa gieo thẳng là 14.702 ha, gấp 1,4 lần so với vụ mùa năm 2016. Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang ở giai đoạn phân hóa đòng đến ôm đòng; trà mùa trung, mùa muộn đẻ nhánh đến đẻ rộ. Nhìn chung, thời tiết khí hậu trong thời gian qua có nắng, mưa xen kẽ thuận lợi cho các trà lúa sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng cũng là điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại.
Chung tay cùng nhân dân cả nước hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng do mưa lũ, vừa qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Lái xe Ninh Bình, Công ty Kính mắt Việt Nhật, Công ty TNHH sản xuất cơ khí & thương mại Tuấn Ngọc và một số nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh tổ chức đoàn thiện nguyện tới thăm hỏi, cứu trợ đồng bào huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, nơi đã xảy ra lũ quét.
Về Gia Phú hôm nay có thể cảm nhận rõ sự thay đổi trên mảnh đất vùng chiêm trũng của huyện Gia Viễn. Những tuyến đường bê tông phẳng lỳ nối từng ngõ xóm đã thay thế những con đường đất lầy lội vào mùa mưa. Diện mạo nông thôn khang trang, sạch đẹp hơn…, đúng như ông Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Gia Phú đã tự hào khoe "Có 3 thứ đổi thay lớn nhất ở Gia Phú trước và sau xây dựng NTM. Một là đời sống của nhân dân được nâng lên, từ ăn, ở, đi lại, học hành đến khám chữa bệnh. Hai là, tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn. Ba là an ninh chính trị được giữ vững".
Vào mùa mưa bão rất dễ xảy ra những sự cố về điện, gây gián đoạn cung cấp điện, tiềm ẩn mất an toàn nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân, doanh nghiệp. Vì vậy bên cạnh các biện pháp đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng của ngành điện thì người dân, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần nâng cao nhận thức về an toàn điện nhằm giảm thiểu thiệt hại các tai nạn do điện gây ra trong mùa mưa bão.
Mùa mưa bão 2017 đã đến. Mưa liên tiếp trong tháng 7 không chỉ xuất hiện lũ trên một số sông mà còn gây sạt lở đất, ách tắc giao thông ở một số tuyến đường và đặc biệt là gần đây xuất hiện lũ ống, lũ quét ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân trong vùng. ở tỉnh ta, mưa kéo dài cũng gây khó khăn cho khâu gieo cấy lúa mùa của các địa phương, một số diện tích lúa gieo thẳng phải gieo đi, gieo lại nhiều lần.
"Với mỗi người nông dân thì việc thu hoạch và phơi khô nông sản luôn là một trong những khâu vất vả của quy trình sản xuất. Bởi đây là công việc nặng nhọc, mất nhiều công sức. Nhất là mỗi khi trời mưa dầm dề hàng tháng trời, hạt thóc, củ lạc không phơi được, mọc mầm thì coi như mọi công sức của người nông dân đổ xuống bể.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với xoáy thấp phát triển trên khu vực Bắc Bộ nên từ ngày 2/8 đến hết ngày 6/8, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.