Tổ chức các đợt khóa tu mùa hè năm 2018 tại chùa Bái Đính
Nhân dịp hè 2018, tại Chùa Bái Đính đã tổ chức 3 đợt khóa tu mùa hè năm 2018 cho đối tượng là các em học sinh bậc THCS, THPT và sinh viên ở trong và ngoài tỉnh.
Có 441 kết quả được tìm thấy
Nhân dịp hè 2018, tại Chùa Bái Đính đã tổ chức 3 đợt khóa tu mùa hè năm 2018 cho đối tượng là các em học sinh bậc THCS, THPT và sinh viên ở trong và ngoài tỉnh.
Huyện Gia Viễn là địa bàn có vị trí thuận lợi về giao thông, có nhiều khu vực giáp ranh với các huyện trong và ngoài tỉnh như Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định. Mặt khác, trên địa bàn có Khu công nghiệp Gián Khẩu và Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính. Đó là những khu vực có nhiều lao động tự do và khách du lịch ở các nơi tập trung đến. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhưng cũng là yếu tố để tội phạm và tệ nạn ma túy phát sinh, hoạt động.
Chiều 28/5, tại chùa Trẻ, Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố Ninh Bình tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2562 - Dương lịch 2018. Tham dự đại lễ, có đồng chí Lê Hữu Quý, TVTU, Bí thư Thành ủy Ninh Bình; lãnh đạo Ban Dân Vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ VN tỉnh, Ban Tôn giáo (sở Nội vụ), Công an tỉnh, đại diện Ban trị sự Giáo Hội phật giáo Việt Nam tỉnh; Ban trị sự giáo hội phật giáo các huyện, thành phố, cùng đông đảo các tăng ni, phật tử.
Ngày 22/5, tại chùa Bái Đính, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức Đại lễ Phật đản, Phật lịch năm 2562 - Dương lịch 2018. Dự buổi lễ có đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo lãnh một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố; đại diện Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình và đông đảo tăng ni, phật tử thập phương.
Ninh Bình có lợi thế về vị trí địa lý trong mối liên kết vùng, là cửa ngõ của miền Bắc. Tỉnh còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng và các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh như: danh thắng Tràng An, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước Vân Long, nhà thờ đá Phát Diệm.... Với nhiều tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua, tỉnh ta tập trung thu hút những nhà đầu tư có năng lực thật sự, các dự án có quy mô lớn, có khả năng thúc đẩy nhiều ngành cùng phát triển, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tối 25/4 (10/3AL), tại Cổng Trời - Chùa Bái Đính, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức Lễ Đàn Kính Thiên Tràng An nhằm tái hiện lại bằng hình thức sân khấu hóa Đàn tế Thiên, gợi nhớ về nguồn cội xa xưa, đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng của dân tộc sau 1 nghìn năm Bắc thuộc, cùng cầu nguyện cho đất nước bình an, muôn người hạnh phúc.
Ngày 23/4, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ tôn tạo di tích đền Tam Thánh, chùa Yên Lữ, xã Khánh An, huyện Yên Khánh. Dự lễ khánh thành có đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo sở Văn hóa và Thể thao, sở Kế hoạch và Đầu tư, huyện Yên Khánh, cùng đông đào bà con nhân dân xã Khánh An.
Những tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội lớn như: Lễ hội Tràng An, chùa Bái Đính... thu hút khá đông lượng khách đến tham quan, chiêm bái. Điều đáng nói là, tại các khu vực này những ngày qua tình hình ANTT, ATGT luôn được đảm bảo ổn định, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
Tỉnh Ninh Bình vốn đã rất nổi tiếng với các địa danh du lịch chùa Bái Đính, danh thắng Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư... tuy nhiên sẽ là thiếu sót nếu như các du khách đến với Ninh Bình mà chưa có dịp ghé thăm đền Thái Vi, hay một lần tham dự vào lễ hội đền Thái Vi.
Đi lễ chùa, lễ hội là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng và những dịp lễ, Tết đầu xuân có rất nhiều người đi chùa lễ Phật và đi dự các lễ hội. Bên cạnh những người đi lễ chùa, lễ hội giữ được nét văn hóa thanh lịch cũng còn không ít người làm những điều trái giáo lý nhà Phật, làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan hay giảm giá trị văn hóa đích thực khi đi lễ chùa, lễ hội.
Làng nghề thêu ren Văn Lâm - Ninh Hải nằm trên địa bàn có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị. Trong số các tài nguyên này, một số đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Hang động Tam Cốc, chùa Bích Động, làng Việt cổ - Cố Viên Lầu, vườn Chim Thung Nham, Khu du lịch Thạch Bích - Thung Nắng… Các tài nguyên du lịch khác nhau quần tụ thành một khu vực sẽ tạo điều kiện cho việc quy hoạch phát triển du lịch làng nghề tại Văn Lâm. Hơn thế, khi các điểm du lịch này được khai thác đồng bộ sẽ gắn kết các giá trị văn hóa - tự nhiên, tạo điểm nhấn cho du lịch Ninh Bình.
Trung tâm "Văn hào Nhân sĩ" do Đại đức Thích Nguyên Bình, trụ trì chùa Thiên Hương (Hưng Yên) phát nguyện được xây dựng trên diện tích 36 nghìn m2 tại chùa Bà Đầu (thôn Yên Xá, xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) vào ngày 5-5 tới.
Tuy không còn là thời điểm rực rỡ nhất, song sắc hồng mong manh của loài hoa Đỗ Mai khoe sắc ở chùa Bái Đính vẫn tạo được sức hút lạ kỳ đối với đông đảo du khách khi đến tham quan, thưởng ngoạn. Cùng với không gian linh thiêng, huyền bí tại chùa, vẻ đẹp của loài Đỗ Mai càng làm cho chuyến hành trình tâm linh của du khách trong và ngoài nước trở nên đáng nhớ, luyến lưu.
Là xã miền núi của thành phố Ninh Bình, xã Ninh Nhất có diện tích 725,9 ha. Toàn xã có 2.014 hộ, 6.743 khẩu và được phân bổ ở 10 thôn, xóm. Trên địa bàn xã có 5 cơ quan, doanh nghiệp, 3 trường học và 6 chùa; có Trường Đại học Hoa Lư với số sinh viên thường xuyên biến động từ 1.000 đến 1.500 sinh viên. Đa số sinh viên của trường có nhu cầu thuê nhà trọ để học tập.
Những ngày tháng ba, tháng tư, du khách đến tham quan và chiêm bái tại chùa Bái Đính không khỏi ngây ngất và trầm trồ trước vẻ đẹp của rừng hoa hồng mai đang bung tỏa hương sắc giữa khung cảnh thanh tịnh nơi cửa chùa.
Ngày 24/3, tại hội trường khách sạn chùa Bái Đính, Công an tỉnh đã tổ chức lễ biểu dương người tốt,việc tốt trong tháng đảm bảo văn hóa, văn minh, an toàn khu du lịch Bái Đính,Tràng an và mùa lễ hội năm 2018 .
Đốt vàng mã, đặt tiền lẻ tại các nơi thờ tự trở thành một tập tục quen thuộc của nhiều người Việt Nam khi đi lễ bái tại các nơi như đền, chùa, miếu mạo. Với quan niệm "trần sao, âm vậy", nhiều người đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua vàng mã dâng cúng sau đó đốt, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tiền của và mất an toàn cho gia đình và cộng đồng. Những thói quen, những hủ tục ấy đã ăn sâu mọc rễ trong nhiều thế hệ người dân, cần sự thay đổi không phải ngày một ngày hai mà đòi hỏi cả một quá trình bền bỉ và rất cần sự tuyên truyền, vận động của các nhà chùa, nhà sư, những người đại diện cho Phật giáo, tín ngưỡng.
Vừa qua, lực lượng công an làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn) đã tiến hành trao lại số tài sản cho chị Phạm Thị Trang, sinh năm 1995 ở Thọ Xuân, Thanh Hóa gồm hơn 3 triệu đồng, 2 chiếc đồng hồ, các giấy tờ tùy thân và anh Nguyễn Đức Tuân, sinh năm 1994, trú tại xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình gần 3 triệu đồng, giấy tờ tùy thân.
Là thành phố trung tâm của tỉnh, thành phố Ninh Bình không chỉ phát triển về kinh tế mà còn là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, góp phần phục vụ thuận lợi nhu cầu tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân thành phố và khách du lịch thập phương đến tham quan, chiêm bái. Dịp đầu xuân mới này, nhất là từ những ngày tết nguyên đán Mậu Tuất, tại một số di tích lịch sử văn hóa của thành phố như: đền thờ danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu, chùa Non nước, đền Đồng Bến… đã thu hút đông người dân, khách du lịch đến tham quan, chiêm bái. Nhân lên nét đẹp văn hóa đầu xuân mới của thành phố trẻ.
Từ đầu năm đến nay, lượng du khách hành hương về Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính (huyện Gia Viễn) để tham quan và chiêm bái rất đông. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày đầu diễn ra lễ hội chùa Bái Đính, tình hình ANTT, ATGT tại khu vực cơ bản ổn định, an toàn, không có tình trạng lộn xộn, gây rối hay ùn tắc giao thông..., tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách.
Ngày 21/2 (mồng 6 Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018), tại Điện Tam Thế chùa Bái Đính đã diễn ra Lễ khai hội chùa Bái Đính Xuân Mậu Tuất 2018. Dự Lễ khai hội có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ban ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trong tỉnh…
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 19/2/2018, tức ngày 4 Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, chị Quách Thu Trang, ở Tổ 9, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cùng gia đình đến tham quan, du lịch tại khu vực Chùa cổ Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, quá trình thăm quan, do sơ suất, chị để quên chiếc túi xách, trong đó có gần 12 triệu đồng, thẻ ATM cùng toàn bộ giấy tờ tùy thân.
Ngày 9/2, Công an tỉnh tổ chức hội nghị triển khai phương án bảo đảm ANTT, ATGT và phòng chống cháy nổ tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong mùa lễ hội 2018 tại chùa Bái Đính. Tới dự có các đồng chí: Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; đại tá Đinh Hoàng Dũng, TVTU, Giám đốc Công an tỉnh; Lãnh đạo một số Ban Xây dựng Đảng của Tinh ủy, các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan, cùng đông đảo lực lượng công an trong toàn tỉnh.
Ngày 30/1, Sở Du lịch phối hợp với Khoa Du lịch (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội) và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường mở 2 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng tại Khu Du lịch Tam Cốc- Bích Động và Khu du lịch văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính.