Tin bão trên Biển Đông (Cơn bão số 5)
Sáng nay (31/7), sau khi đi vào phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 5 hoạt động trên biển Đông và có tên quốc tế là Jebi.
Có 1.082 kết quả được tìm thấy
Sáng nay (31/7), sau khi đi vào phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 5 hoạt động trên biển Đông và có tên quốc tế là Jebi.
Là địa bàn xa trung tâm tỉnh, huyện Nho Quan luôn xác định phải làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân để hạn chế tình trạng người bệnh phải lên tuyến trên đi lại xa xôi, tốn kém. Đặc biệt, vào mùa mưa bão, công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân, góp phần nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh cho cả cộng đồng.
Huyện Gia Viễn vừa tổ chức diễn tập PCLB - TKCN cụm 4 xã Gia Minh, Gia Phong, Gia Sinh, Gia Lạc năm 2013.
Cử tri xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) phản ánh: Việc kênh tưới tiêu phục vụ cho trạm bơm Phát Diệm quá hẹp không thể đủ nước cho 5 vòi bơm. Đề nghị cải tạo kênh để phục vụ cho trạm bơm tiêu trong mùa mưa bão.
Đã vào mùa mưa bão, đồng thời hiện nay, nông dân trong tỉnh cũng bắt tay vào chăm sóc lúa vụ mùa. Để đảm bảo cho vụ mùa thắng lợi,ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động xây dựng phương án phòng, chống úng vụ mùa, đảm bảo giành vụ mùa thắng lợi.
Hình thành giữa biển Đông ngày 18/7, áp thấp nhiệt đới ban đầu có xu hướng đi lên phía Bắc theo đuôi bão Cimaron. Tuy nhiên, sau khi cơn bão này đổ bộ vào Trung Quốc đêm qua, áp thấp bắt đầu đổi hướng. Nếu mạnh lên thành bão, đây sẽ là cơn bão thứ 5 hoạt động trên biển Đông trong năm nay.
Gia Viễn là huyện bán sơn địa, đồng chiêm trũng, nên mỗi khi đến mùa mưa bão thì công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn luôn được các cấp, các ngành, nhân dân trong huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Đây là vùng được coi là trọng điểm trong công tác phòng, chống lũ lụt của tỉnh.
Vụ mùa 2013, Ninh Bình có kế hoạch gieo cấy 39.000 ha lúa. Với phương châm tăng trà mùa sớm để thu hoạch sớm, hạn chế thiệt hại do mưa bão, giải phóng đất làm vụ đông, toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành khâu gieo cấy trước ngày 15-7.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Sáng 2-7, bão số 3 đã di chuyển vào gần bờ, trên vùng ven biển phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 270km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Hoàn lưu của bão gây mưa, mưa vừa ở Bắc Bộ, riêng vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc có mưa vừa đến mưa to và dông. Trong cơn dông người dân cần đề phòng có gió giật mạnh, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Hồi 4 giờ ngày 1/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 19 giờ ngày 29/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 122,6 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hồi 01 giờ ngày 30/6, vị trí tâm bão có tên quốc tế là Rumbia ở vào khoảng 14,0 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Sáng 30/6, bão Rumbia đã vào Biển Đông và trở thành cơn bão thứ 3 hoạt động trên vùng biển này kể từ đầu năm.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Trung ương, đêm 23/6, sau khi đi vào khu vực các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Hồi 1 giờ ngày 24/3, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, tối 23/6, bão số 2 đã đi vào khu vực các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ. Hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh Hải Phòng - Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến từ 30 - 60mm; một số nơi có mưa to hơn như Đô Lương (Nghệ An) 126mm; Hòn Như (Nghệ An) 190mm; Tp.Vinh 134mm; Tp.Hà Tĩnh 127mm...
Ngày 23/6, đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 2 tại huyện Kim Sơn. Cùng đi có đồng chí Đinh Quốc Trị, TVTU, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở nông nghiệp & PTNT; Văn phòng UBND tỉnh; Chi cục Quản lý đê điều & PCLB và huyện Kim Sơn.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 16 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 360 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Sáng nay, 21/6, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão với tên quốc tế là Bebinca. Cơn bão số 2 trên biển Đông này khả năng sẽ mạnh lên và đổi hướng vào đất liền giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Để chủ động ứng phó với các tình huống bão lụt có thể xảy ra, huyện Yên Mô đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đơn vị.
Vụ đông xuân năm nay, huyện Gia Viễn có 1.200 ha lúa ngoài đê. Do gieo trồng sớm và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên lúa chín sớm hơn năm 2012 khoảng 15 ngày. Những ngày này bà con nông dân trong huyện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa nhằm tránh mưa bão và lũ tiểu mãn.
Tuy diện tích tự nhiên không lớn nhưng công tác phòng, chống lụt bão ở thành phố Ninh Bình khá phức tạp bởi quá trình đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư đông nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu úng trong mùa mưa bão. Để chống ngập úng đô thị và phục vụ sản xuất nông nghiệp, thành phố Ninh Bình đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây mới, nạo vét nhiều tuyến kênh và di chuyển, xây mới một số trạm bơm nên đã chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất và tiêu úng cục bộ ở các khu dân cư trong mùa mưa bão
Kim Sơn là huyện ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão biển. Phía Nam huyện là vùng kinh tế mới ven biển gồm 3 xã Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông và 2 đơn vị đóng quân trên địa bàn là đơn vị 279 (Bộ Tư lệnh Công binh), đơn vị 1080 (Quân đoàn I).
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, thủy văn diễn biến khá phức tạp, khó lường. Nhiều cơn bão có cường độ rất mạnh, mưa lớn trên diện rộng, lũ cao trên các triền sông và nước dâng vùng ven biển đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân trên thế giới nói chung, tỉnh ta nói riêng.
Ngày 24/4, thành phố tổ chức triển khai phương án phòng chống lụt bão năm 2013. Đồng chí Nguyễn Văn Tỉnh, TVTU, Bí thư Thành ủy dự và chỉ đạo hội nghị.