Ninh Bình - điểm đến lý tưởng vào dịp cuối tuần
Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội và sở hữu hệ thống danh lam thắng cảnh đa dạng, Ninh Bình đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách khi tìm kiếm một điểm dừng chân nghỉ dưỡng cuối tuần.
Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội và sở hữu hệ thống danh lam thắng cảnh đa dạng, Ninh Bình đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách khi tìm kiếm một điểm dừng chân nghỉ dưỡng cuối tuần.
Chiều 26/6, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh.
Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm hệ thống núi đá và thung lũng liền khoảnh, được ôm ấp bởi bốn dòng sông (sông Hoàng Long ở phía Bắc; sông Chanh ở phía Đông; sông Hệ ở phía Nam và sông Bến Đang ở phía Tây).
Chúng tôi trở lại thăm xã Quảng Lạc (Nho Quan) - nơi có tới trên 70% đồng bào dân tộc Mường sinh sống vào một ngày giáp Tết. Thật ngỡ ngàng trước sự đổi thay của đất và người nơi đây vào khoảnh khắc trước thềm năm mới…
Không biết đất tạo ra duyên hay duyên tự tìm đến đất mà xưa nay Bạc Liêu luôn là miền đất "dập dìu tài tử". Sống lạc quan, yêu đời như tài tử, sáng tác một cách tài tử, ca đờn cũng tài tử rồi cái tính cũng hào phóng đến rất ư là… tài tử! Thế rồi, tinh hoa văn hóa cũng tỏa ra từ cái chất tài tử ấy…
Du lịch Ninh Bình được đánh giá là có sự phát triển vượt bậc so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và được Tổng cục du lịch chọn để đầu tư trở thành trọng điểm du lịch của quốc gia. Ngoài thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên phong phú thì sự hội tụ của hai luồng tôn giáo là phật giáo và thiên chúa giáo đã đem đến cho Ninh Bình tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch. Đây chính là sức hút để du lịch Ninh Bình có thể cất cánh trong tương lai. Qua góc nhìn của người một số chuyên gia nước ngoài chúng ta có thêm sự hiểu biết đa dạng về du lịch Ninh Bình
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình năm 2013, tổng dư nợ của các Ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng HTX trên địa bàn tỉnh đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn đạt 10.117 tỷ đồng.
Cuộc thi "Chiếc Thìa Vàng" 2013 dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp tranh tài, lần đầu tiên được Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Kinh doanh & Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) và Công ty TNHH Minh Long I phối hợp tổ chức, đã thu hút sự quan tâm của gần 200 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn.
Sáng 3/1, tại hội trường UBND xã Gia Sinh (Gia Viễn), Sở VH,TT&DL đã mở hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động dịch vụ và đảm bảo ANTT năm 2013 và bàn biện pháp tổ chức quản lý hoạt động dịch vụ, ANTT năm 2014.
Năm 2013, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng đối với ngành Du lịch Ninh Bình đây là năm được đánh giá thành công. Đặc biệt, việc Ninh Bình tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh đã để lại một hình ảnh tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Hội nghị đã thông qua "Tuyên bố Ninh Bình về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững". "Tuyên bố này có tầm ảnh hưởng lớn đối với các nước thành viên thuộc Tổ chức UNWTO. Thông qua sự kiện này, Ninh Bình đã đánh dấu tên mình trên bản đồ du lịch thế giới". Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam nhận xét.
Mặc dù Ninh Bình có lợi thế rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử cũng như vị trí địa lý để phát triển du lịch. Tuy nhiên trong quá trình phát triển Ninh Bình không thể đứng độc lập mà đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ với các vùng, miền, địa phương khác. Việc liên kết để mở các tour, tuyến du lịch để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ngoài đem lại lợi ích phát triển du lịch cho mỗi địa phương, còn tạo thêm khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan, nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến mỗi địa phương...
Năm 2013, ngành du lịch Ninh Bình ước đón được 4,5 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế là 520.000 lượt; doanh thu đạt 920 tỷ đồng. Năm 2014, ngành đặt mục tiêu phấn đấu đón 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 600.000 lượt, khách nội địa là 4,1 triệu lượt.
"Trên thế giới này, dù chúng ta khác nhau về màu da, tôn giáo, song niềm tin mà chúng ta gửi gắm, tôn thờ đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung và triết nhân bản. Chính đặc tính không biên giới và chung hướng đích đã làm nên sự giao thoa, ngưỡng vọng về tâm linh, nảy nở sự thông cảm, chia sẻ và nhu cầu tìm hiểu lẫn nhau. Đó vừa là nhu cầu, là cơ hội, là mảnh đất vô cùng sinh động để du lịch phát triển. Loại hình du lịch tâm linh vốn luôn sẵn có tiềm năng". Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị du lịch quốc tế về tâm linh vì sự phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh tổ chức tại Ninh Bình, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch đánh giá, du lịch tâm linh là một sản phẩm du lịch hấp dẫn và có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
Phát huy lợi thế là mảnh đất thiêng, từng là cố đô của ba vương triều phong kiến là Đinh, Tiền Lê, Lý gắn liền với những biến chuyển trọng đại trong lịch sử dân tộc; là nơi hội tụ, giao thoa của Phật giáo và Thiên Chúa giáo, du lịch kết hợp với văn hóa, tâm linh đang trở thành thế mạnh trong phát triển ngành "công nghiệp không khói" của tỉnh Ninh Bình.
Quần thể danh thắng Tràng An (QTDTTA) từ lâu đã được biết đến với vai trò kinh đô của nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X, là hành cung của nhà Trần chống lại quân Nguyên-Mông ở thế kỷ XIII và là một nơi có nhiều thắng cảnh nổi tiếng qua thơ ca. Theo thống kê sơ bộ ban đầu tại đây có trên 30 di tích thờ Thần Núi, gắn với những di tích này là những câu chuyện dân gian, những lễ hội, phong tục, tập quán liên quan tới tín ngưỡng thờ vị thần này.
Đến nay, trên địa bàn thành phố có 176 khách sạn đang hoạt động, trong đó có 33 khách sạn đã được xếp sao.
Hội nghị quốc tế về "Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững" sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ 21 đến 22-11-2013. Đây là sự kiện quốc tế chuyên ngành, có quy mô lớn, dự kiến thu hút sự tham gia của 350-400 đại biểu. Trong đó có 150 đại biểu quốc tế đến từ 30 quốc gia thành viên UNWTO; các tổ chức quốc tế; tổ chức phi Chính phủ; đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố; một số công ty lữ hành lớn; các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch tâm linh là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc giao lưu giữa con người với con người thông qua du lịch tâm linh sẽ góp phần tăng cường đối thoại, thúc đẩy mối quan hệ giữa các nền văn hóa. Với Ninh Bình, du lịch tâm linh là một loại hình du lịch mới nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển.
Ngày 18/11, Ban tổ chức hội nghị Quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững đã tổ chức hội nghị nghe các tiểu ban báo cáo về công tác chuẩn bị cho hội nghị. Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban; Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban; tham dự hội nghị có các thành viên của các tiểu ban, các đơn vị, sở, ngành liên quan và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường.
Trong 2 ngày 21-22/11, Hội nghị du lịch quốc tế về tâm linh vì sự phát triển bền vững được tổ chức tại Ninh Bình. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sự kiện này và sự chuẩn bị tích cực từ phía tỉnh Ninh Bình, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban chỉ đạo Hội nghị quốc tế về "du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững".
Theo thông tin từ cuộc họp báo tại Hà Nội do Tổng cục Du lịch tổ chức dưới sự đồng chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL; Trần Hữu Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững sẽ được tổ chức tại Ninh Bình trong hai ngày 21 và 22 tháng 11.