Ninh Bình - điểm đến lý tưởng vào dịp cuối tuần
Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội và sở hữu hệ thống danh lam thắng cảnh đa dạng, Ninh Bình đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách khi tìm kiếm một điểm dừng chân nghỉ dưỡng cuối tuần.
Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội và sở hữu hệ thống danh lam thắng cảnh đa dạng, Ninh Bình đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách khi tìm kiếm một điểm dừng chân nghỉ dưỡng cuối tuần.
Chiều 26/6, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh.
Ngày 13/1, Sở Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác du lịch năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022. Đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Việt Nam sẽ được trao giải ở các hạng mục như: Khách sạn Xanh, Thành phố Du lịch sạch, địa điểm tổ chức MICE, sản phẩm du lịch bền vững... tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) năm 2022 sắp diễn ra.
Thời gian qua, những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh trên địa bàn tỉnh đã luôn phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh qua các tác phẩm ảnh đa dạng sắc màu. Qua đó góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa vùng đất Cố đô, chủ động thích ứng, hòa vào dòng chảy văn minh nhân loại; quảng bá hình ảnh đất và người Ninh Bình đến với công chúng trong nước và quốc tế, đưa Ninh Bình trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch và văn hóa.
Kết thúc năm 2021 - một năm nhiều khó khăn, tổn thất cho các doanh nghiệp dịch vụ và du lịch toàn cầu. Trước thềm năm mới 2022, khi dịch COVID-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, các cấp chính quyền cùng với các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng nỗ lực để Du lịch có thể có những bước chuyển mình trong năm mới.
Theo dữ liệu đặt phòng trên nền tảng đặt dịch vụ du lịch trực tuyến Agoda, Ninh Bình vào top 10 điểm đến được khách du lịch lựa chọn vào dịp đón năm mới Dương lịch 2022.
Sáng 30/12, Ban tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2021 tổ chức hội nghị tổng kết, bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2021 - Hoa Lư, Ninh Bình.
Trong 2 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, nhưng công tác quảng bá, tuyên truyền về hình ảnh du lịch Ninh Bình nói chung và Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng vẫn được chú trọng đầu tư cả về kinh phí và đổi mới phương thức tổ chức, qua đó hình ảnh du lịch Ninh Bình vẫn được đánh giá cao và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Chiều 17/12, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 12 tỉnh, thành phố cùng các đơn vị kinh doanh du lịch dự hội nghị hợp tác, thống nhất tham gia chương trình chung "Thiết lập hành lang Du lịch An toàn Hà Nội và các địa phương".
Để thực hiện thí điểm các chương trình du lịch cho khách du lịch ngoại tỉnh đến tham quan, du lịch tại Ninh Bình, ngày 6/12, UBND tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với hoạt động của cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, các khu, điểm du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch khác trên địa bàn tỉnh.
Men theo những con đường quanh co, du khách được chiêm ngưỡng vẻ cao lớn, uy nghi của những cây chò, cây sấu ngàn năm tuổi, khám phá thế giới của những loài côn trùng và động vật hoang dã.
Tờ nhật báo lâu đời nhất tại Pháp - Le Figaro vừa liệt kê những trải nghiệm tuyệt vời nhất, trong đó Ninh Bình đứng vị trí đầu tiên trong top 7 trải nghiệm không thể bỏ qua khi tới Việt Nam.
Bằng hình thức tổ chức trực tuyến toàn quốc, sáng 30/11/, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn du lịch mở với chủ đề "Giải pháp phục hồi bền vững Du lịch Việt Nam".
Chị Đỗ Thị Bích Huệ, chủ homestay Lys rưng rưng nước mắt lật mở từng trang ảnh cũ kể cho tôi nghe về kỷ niệm với những người bạn ở nước Pháp xa xôi mà chị chưa một lần đặt chân đến, nhưng với chị là tình sâu nghĩa nặng, là nguồn động viên tinh thần cho chị mấy chục năm nay.
Nhằm triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp du lịch sớm ổn định, từng bước phục hồi và phát triển sau những ngày dài "đóng băng" vì dịch COVID-19, ngày 15/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND về việc phục hồi và phát triển hoạt động du lịch những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, đồng thời cho phép các khu, điểm du lịch trên địa bàn mở cửa, đón khách trong tỉnh cũng như xây dựng lộ trình đón khách cụ thể trong thời gian tới.
Sau những ngày dài tạm dừng hoạt động, kể từ 6 giờ ngày 15/11, tỉnh Ninh Bình đã cho phép mở cửa đón khách du lịch nội tỉnh. Tuy nhiên từ sáng 15/11 đến nay, tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn, khách du lịch tới tham quan còn thưa thớt.
Ngày 13/11/2021 UBND tỉnh có Văn bản số 911/UBND-VP5 về việc mở cửa hoạt động các khu, điểm du lịch, di tích trên địa bàn tỉnh.
Chiều 11/11, Hiệp hội Du lịch Ninh Bình tổ chức hội nghị bàn giải pháp phục hồi và phát triển hoạt động du lịch những tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Du lịch, Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch; đại diện các hội viên.
Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là động lực quan trọng để du lịch Ninh Bình phát triển vượt bậc trong hơn 10 năm qua. Để nhìn nhận lại "vai trò lịch sử" của Nghị quyết 15, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Hữu Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Thực hiện Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về phục hồi và phát triển hoạt động du lịch những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, ngày 11/11, Sở Du lịch tổ chức khai giảng các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và trên 150 người lao động làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh.
Gần 2 năm qua, dịch COVID-19 đã làm bức tranh du lịch Ninh Bình thay đổi nhanh chóng, từ vị trí mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng thần kỳ đã quay đầu tụt dốc. Tuy nhiên, không dừng bước trước khó khăn, một số đơn vị du lịch trong tỉnh đang chuyển đổi để thích ứng bằng việc bổ sung những trải nghiệm mới cho du khách, hướng tới những điểm đến đa dạng, phi truyền thống. Và góc nhìn từ những bước đi tiên phong này cho thấy, để biến thách thức thành cơ hội, các đơn vị du lịch cũng còn không ít việc cần làm, từ đổi mới tư duy, nâng cấp nhân sự đến hoàn thiện cơ sở vật chất…