Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Tại Ninh Bình, việc liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực là giải pháp tối ưu để tháo gỡ nút thắt này.

Tháo gỡ khó khăn về lao động cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Tại Ninh Bình, việc liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực là giải pháp tối ưu để tháo gỡ nút thắt này.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu Quốc gia

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG), đó là: Xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công cho các chương trình này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp gặp khó

Lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới làm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tình trạng thiếu đơn hàng khiến không ít các doanh nghiệp dệt may, da giày, linh kiện điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gặp khó khăn.

Nho Quan: Giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường Đông - Tây chậm tiến độ

Dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây được khởi công đúng dịp chào mừng 200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh. Đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của các địa phương khu vực miền núi nói riêng. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, dự án sẽ hoàn thành thông xe kỹ thuật trong năm 2023. Tuy nhiên, đến thời điểm này công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện Nho Quan vẫn còn chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc thi công của nhà thầu.

Xuất khẩu tăng trưởng ngay từ tháng đầu năm

Trên nền tảng tăng trưởng bền vững của năm 2022, xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng dương ngay từ tháng đầu của năm 2023 với mức tăng trưởng đạt 5,4% so với cùng tháng năm trước. Điều này tiếp tục mở ra triển vọng lạc quan cho năm 2023 với những mục tiêu cao hơn.

Sản xuất công nghiệp gặp khó đầu năm

Không nằm ngoài dự báo, sản xuất công nghiệp trong tháng đầu của năm 2023 đã có mức sụt giảm khá mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng 1 năm nay ước tính giảm 6,93% so với cùng kỳ năm trước và giảm 14,82% so với tháng 12/2022. Nguyên nhân là do số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm…

Sôi nổi khí thế ra quân sản xuất đầu năm mới

Ngay sau Tết nguyên đán Quý Mão 2023, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt ra quân sản xuất với khí thế sôi nổi, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra và kỳ vọng có mức tăng trưởng cao hơn năm trước.

Xuất khẩu - Gam mầu sáng trong bức tranh kinh tế năm 2022

Trải qua một năm với những "khó khăn kép" từ tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và những bất ổn địa chính trị ở một số nước trên thế giới, song kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của tỉnh tiếp tục có bước tăng trưởng khá, ước đạt 3.150 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, tăng 12,5% so với kế hoạch năm. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, tiếp tục mở ra triển vọng lạc quan cho năm 2023 với những mục tiêu cao hơn.

Sở Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2023

Ngày 4/1, Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2023

Chiều 27/12, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Sôi động không khí sản xuất ở làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân

Với truyền thống lịch sử hơn 400 năm, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư) từ lâu đã vang danh với các sản phẩm, công trình làm từ đá được đặt ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, không khí sản xuất tại làng nghề rất sôi động và khẩn trương, bởi năm nay là năm làng nghề đá mỹ nghệ có sự khởi sắc rất nhiều sau đại dịch COVID-19.

Sản xuất công nghiệp vượt khó về đích

Sau một năm nỗ lực vượt khó, kinh tế của tỉnh đã nhanh chóng phục hồi. Trong đó sản xuất công nghiệp đã về đích đầy ấn tượng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tiếp tục khẳng định vai trò động lực phát triển của nền kinh tế.

Hội thảo tư vấn phản biện đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình

Chiều 18/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Nhà máy Hyundai Thành Công số 2: Góp phần đưa Ninh Bình phát triển thành trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô của cả nước

Tới thăm Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô của Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam tại Khu công nghiệp (KCN) Gián Khẩu, có thể cảm nhận không khí làm việc rất khẩn trương tại các phân xưởng. Bên cạnh máy móc tự động hóa do robot đảm nhiệm, các công nhân cần mẫn thao tác trong dây chuyền. Tất cả đang dồn lực thi đua lao động sản xuất để chào mừng sự kiện quan trọng "Khánh thành Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV2) tại KCN Gián Khẩu - Ninh Bình".

Cần thêm trợ lực cho ngành công nghiệp ô tô phát triển

Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 13/2/2017 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực đã xác định ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Do vậy, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã có những cơ chế, chính sách thu hút ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành kinh tế chủ lực.

Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đẩy mạnh sản xuất phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm

Những tháng còn lại của năm 2022, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh đang đề ra nhiều giải pháp thích ứng, nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch của cả năm. Bên cạnh đó, các cấp, ngành trong tỉnh luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp - tạo động lực thu hút đầu tư

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển và quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển khu, cụm công nghiệp với quy mô và vị trí hợp lý, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian qua tỉnh đã tập trung nhiều nguồn vốn để hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo động lực thu hút đầu tư.

Ninh Bình triển khai thi công Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm

Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thuộc Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ. Đến nay, Ninh Bình là tỉnh có tiến độ thực hiện dự án nhanh nhất trong 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ. Hiện, Tiểu dự án đã thực hiện xong công tác đấu thầu xây lắp, tư vấn giám sát và tiến hành khởi công xây dựng để đạt tiến độ đã đề ra.

Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Trong bối cảnh biến động về giá cả, xung đột địa chính trị khiến hoạt động thương mại toàn cầu giảm tốc, xuất khẩu Ninh Bình tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với mức tăng lũy kế đến hết tháng 8 năm nay là 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo niềm tin vào việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Hiệu quả từ mô hình doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập, mở rộng 18 cụm công nghiệp (CCN), trong đó có 10 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng. Qua quá trình hoạt động đã cho thấy chủ trương trên là hoàn toàn hợp lý, hiệu quả.