Có 239 kết quả được tìm thấy
Sáng 18/1, tại Bảo tàng Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Không gian chợ Tết xưa".
Dù nội dung, quy cách thực hiện khác nhau song các cuốn sách Tết đều mang hơi thở thời đại đồng thời lưu giữ phần nào phong tục truyền thống xưa, giúp người đọc lắng lại dịp Xuân về.
Ông bà ta xưa có câu "Con không chê cha mẹ khó". Ấy thế mà, gần đây lại nổi lên nhân vật Tưởng Năng Tiến tự chối bỏ gốc gác của mình.
Từ xa xưa trong xã hội đã xuất hiện những kẻ khoe mẽ, khoác lác, có một nói mười, có mười nói trăm, thậm chí không có nói cho thành có.
Từ xa xưa, Đông trùng hạ thảo được ví như là "thiên dược" tự nhiên chỉ dùng để dâng vua chúa, đế vương. Nhờ những tiến bộ khoa học, hiện nay đông trùng hạ thảo đã có thể tiến hành nuôi trồng, mở ra một hướng phát triển kinh tế, giàu tính nhân văn. Tại tỉnh ta, mô hình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần dược phẩm StarViet do bạn trẻ Ngô Minh Đạt (xóm 5, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn) làm Giám đốc là mô hình tiên phong trong lĩnh vực này.
Nhà thiết kế áo dài Hoàng Ly sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm, là người luôn yêu văn hóa lịch sử Việt Nam, thích khám phá những kiến trúc tinh xảo và cầu kỳ mang đậm dấu ấn cổ xưa và đầy tự hào của dân tộc Việt. Với cảm hứng từ di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, Nhà thiết kế Hoàng Ly đã cho ra mắt bộ sưu tập "Dấu ấn thời gian".
Là nơi phù sa bồi đắp, đất đai mầu mỡ, Kim Sơn xưa kia cùng với huyện Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là những đơn vị đầu tiên của cả nước đạt năng suất của lúa 5 tấn/ha. Ngày nay, cùng với việc đưa nhiều giống lúa ngon, chất lượng, đặc sản vào gieo cấy, những người nông dân nơi đây còn đang dần chuyển đổi từ hình thức canh tác lúa vô cơ sang hữu cơ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa sản phẩm lúa gạo an toàn, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.
Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa trong đó có truyền thống thi ca. Từ ngàn xưa đã có nhiều danh nhân thi sỹ người Ninh Bình sáng tác thơ và để lại nhiều tác phẩm thi ca có giá trị. Có thể kể tên các tác giả như: Trương Hán Siêu, Vũ Phạm Khải, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh...
Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 2/9 trở thành ngày Tết Độc lập của mỗi người dân đất Việt. 76 năm đã đi qua, những người được sống trong thời khắc lịch sử thiêng liêng ấy đều đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng ký ức những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân và ngày Quốc khánh mùa Thu năm 1945 thì vẫn còn vẹn nguyên.
Sinh thời, liệt sĩ Dương Văn Quang (tức Hội Cuôn) ở tại thôn Tràng An, xã Trường Yên (huyện Hoa Lư). Cụ Dương Văn Quang là 1 trong 3 thanh niên ưu tú được kết nạp vào tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tổng Trường Yên, tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng vào tháng 10/1927. Chúng tôi tìm về ngôi nhà của cụ vào những ngày tháng Tám lịch sử. Người xưa không còn nữa, nhưng những ký ức về một người cha, người ông giàu lý tưởng cách mạng thì vẫn hiện hữu trong những kỷ vật để lại, những câu chuyện của lớp thế hệ con, cháu…
Chỉ nghe cái tên đã thấy sự trập trùng của núi cao, rừng thẳm, của con dốc, khe suối, của những con đường gập ghềnh đầy gian khổ khi xưa.
Thiếu niên Nguyễn Thị Vững, thành viên nhỏ tuổi nhất trong đoàn đại biểu của tỉnh Ninh Bình đi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 nay cũng đã gần 70 tuổi. Trong những ngày tháng Năm nhớ Bác, chúng tôi tìm về thôn Hệ, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư) để tìm gặp lại người thiếu niên năm xưa ấy…
Long sàng hay còn gọi là sập đá, là một trong những đồ tế khí quan trọng trong không gian thờ tự của người Việt xưa nay. Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) còn lưu giữ cặp long sàng độc đáo, có một không hai ở Việt Nam.
Đón Tết Tân Sửu 2021, du khách đến khu di tích Hoàng Thành Thăng Long để cảm nhận những thời khắc ý nghĩa của mùa Xuân với nhiều nghi thức và các trò chơi dân gian.
Bỏ qua sự ồn ào, hối hả của những ngày giáp Tết, chúng tôi tìm về với các mẹ Việt Nam Anh hùng. Bên những người mẹ kiên cường ấy, ngồi ngắm mẹ chải tóc và nghe mẹ kể những câu chuyện của ngày xưa… chúng tôi như những đứa con phương xa lâu ngày được gặp lại mẹ, cho một cảm giác quá đỗi yên bình, hạnh phúc.
Xã Quỳnh Lưu (Nho Quan), là căn cứ địa quan trọng của tỉnh trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây, ngày 11/8/1945, đã diễn ra trận đánh lịch sử chống phát xít Nhật, tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trong toàn tỉnh, cùng nhân dân cả nước đánh thắng giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. Những ngày đầu xuân Tân Sửu, chúng tôi đã có dịp trở lại chiến khu xưa, cảm nhận rõ hơn sự thay đổi của vùng quê cách mạng. Truyền thống hào hùng của quê hương đã là động lực tinh thần để mỗi người Quỳnh Lưu cùng nhau chung sức xây dựng cuộc sống mới trên quê hương chiến khu anh hùng.
Sáng 28/1, Bảo tàng tỉnh tổ chức khai mạc chuyên đề "Không gian chợ Tết xưa" tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh.
Mặc dù ở cái tuổi "xưa nay hiếm", nhưng người cao tuổi ở thành phố Ninh Bình vẫn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, trong đó có phong trào thi đua "Tuổi cao, gương sáng". Từ các phong trào thi đua, mỗi hội viên người cao tuổi thành phố được tham gia và đóng góp nhiều tâm huyết, tình cảm và trách nhiệm cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Gia đình cụ Phạm Thị Luyện ở phố Tuệ Tĩnh, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình là gia đình nhiều thế hệ có đóng góp cho cách mạng. giờ đây khi nhìn lại quá khứ, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng xúc cảm đầy tự hào về một thời đã từng sống, chiến đấu, trọn một niềm tin với Đảng, với Bác Hồ vẫn còn vẹn nguyên trong cụ.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật điêu khắc gỗ, chàng trai trẻ Đỗ Văn Cần ở xóm 6, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn đã chế tác ra những sản phẩm gỗ độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao, chủ yếu là các bức tranh tái tạo cuộc sống người dân nông thôn xưa, tranh phú quý, tượng Phật, tượng con giáp.... mang phong cách thuần Việt.
Nhắc đến Kim Sơn, ngoài địa danh nổi tiếng Nhà thờ đá Phát Diệm, nơi đây từ xa xưa đã là vùng đất có truyền thống trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói.
Những ngày tháng Bảy, hòa vào dòng người muôn phương, tôi trở lại Truông Bồn - nơi lưu giữ bản hùng ca bất tử. Hơn nửa thế kỷ qua kể từ ngày 31/10/1968 định mệnh ấy, khói hương chưa bao giờ tắt ở nơi chiến địa xưa. Truông Bồn đã trở thành mảnh đất ôm ấp tuổi 20, là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống yêu nước cho lớp lớp thế hệ trẻ.
Hoa Lư là vùng đất tươi đẹp, giàu tiềm năng và truyền thống cách mạng, xưa kia từng là kinh đô của Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta. Suốt chiều dài lịch sử, Hoa Lư luôn đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Với những thành tích xuất sắc, năm 1996, Hoa Lư vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, nhân dân huyện Hoa Lư đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/14 chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đề ra.