Có 19 kết quả được tìm thấy
Ngày 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Thời gian qua, Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tận dụng có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp, thúc đẩy việc tham gia sâu hơi vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thị trường xuất khẩu đã có nhiều dấu hiệu phục hồi và khởi sắc.
Với sự phục hồi tích cực của các doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo nên sự sôi động cho thị trường lao động hiện nay. Nhu cầu sử dụng lao động có xu hướng phân hóa theo từng ngành sản xuất, kinh doanh, tùy theo diễn biến của kinh tế trong và ngoài nước. Nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn thuộc về ngành du lịch, dịch vụ…
Lợi dụng tình hình khó khăn trong bảo đảm ổn định thu nhập, việc làm của một số doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện những bài viết kích động công nhân đình công, biểu tình.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây xáo trộn cho hoạt động xuất nhập khẩu từ các thị trường này của Việt Nam. Các ngành liên quan cùng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tìm phương án ứng phó.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, Công ty TNHH Xuất khẩu và Đầu tư Thành Hóa (huyện Yên Khánh) đã từng bước phục hồi sản xuất, khơi thông thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Tính đến ngày 29/10, các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp gần 34.400 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 1,3 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp, một số nước lo ngại dịch bệnh lây lan từ bên ngoài đã đóng cửa biên giới, do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất, nhập khẩu trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Năm 2019, xuất khẩu được xem là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh Ninh Bình với Mức tăng đạt trên 35% so với cùng kỳ. Từ thực tế của địa phương cũng như năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh, năm 2020, ngành Công thương đã đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 4,7% so với năm 2019. Để đạt được kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực lớn của các doanh nghiệp rất cần có những chính sách mang tính "đòn bẩy" để mở rộng cơ hội cho hàng hóa vươn ra các thị trường tiềm năng.
Năm 2019, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH Asia+ (Công ty Asia) đạt gần 35 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2018. Đây không phải là con số lớn so với các doanh nghiệp xuất khẩu FDI nhưng có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết tháng 6 vừa qua. Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Hiệp định này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh.
Với mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt từ 1,25 tỷ USD trở lên, những tháng cuối năm, các ngành, địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để "chạy nước rút" hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của tỉnh ước đạt trên 612,6 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 49% kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: Xi măng và clanke đạt trên 174,9 triệu USD, quần áo các loại đạt 92,6 triệu USD; giày dép khác 65 triệu USD; camera và linh kiện điện thoại đạt trên 212 triệu USD, phôi nhôm 22,1 triệu USD… Đây là kết quả của việc ngành Công thương đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm kiếm thông tin và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng rộng mở tại Việt Nam, việc xuất khẩu được tỉnh đẩy mạnh với những chính sách hỗ trợ thiết thực. 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh vẫn giữ mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, có thể thấy mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến nông sản vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát triển nguồn lực nội tại, cơ cấu lại các doanh nghiệp xuất khẩu ở địa phương phù hợp với quy mô và tầm ảnh hưởng để có thể tiến sâu hơn vào thị trường quốc tế, cạnh tranh được với hàng hóa các nước đang là đòi hỏi bức thiết.
Nhân dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ 2013, Sư thầy Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Gác Chuông và Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Tài Anh đã tổ chức tặng quà cho những người nghèo, gia đình chính sách, neo đơn… tại xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Australia không nhận đơn hàng đề nghị cung cấp thủy sản đóng gói với khối lượng tịnh dưới 100% khối lượng in trên bao bì (có tỷ lệ mạ băng).
Đây là hai đề nghị lớn nhất của các hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu về phương hướng triển khai xuất khẩu năm 2009.
Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) vừa quyết định dành 50 triệu UDS tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt hấp dẫn. Chương trình sẽ được triển khai từ ngày 20/12 cho đến khi cung cấp hết hạn mức tín dụng.