Logo

    Tìm kiếm: đồng bào dân tộc thiểu số

    88 kết quả được tìm thấy

    Nâng cao chất lượng đời sống vùng dân tộc thiểu số, vùng đông đồng bào có đạo

    Nâng cao chất lượng đời sống vùng dân tộc thiểu số, vùng đông đồng bào có đạo

    Xã hội-

    Nhiều năm qua, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đông đồng bào có đạo. Các chính sách đã tạo động lực quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống đồng bào, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

    Hội thảo góp ý vào dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Hội thảo góp ý vào dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Kinh tế-

    Ngày 29/10, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, do UBDT quản lý; Thông tư hướng dẫn quy trình đánh giá, giám sát thực hiện Chương trình.

    Quảng Lạc vượt khó, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

    Quảng Lạc vượt khó, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

    Nông nghiệp-

    Là xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc diện thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, song những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan luôn nỗ lực, vượt khó, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân, phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2021.

    Cúc Phương, đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 vùng đồng bào dân tộc

    Cúc Phương, đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 vùng đồng bào dân tộc

    Xã hội-

    Nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và nâng cao nhận thức về phòng chống dịch cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, xã vùng cao Cúc Phương (Nho Quan) đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó tích cực tuyên truyền tới người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng chống hiệu quả.

    Ninh Bình thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

    Ninh Bình thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

    Kinh tế-

    Ninh Bình hiện có trên 29.400 người dân tộc thiểu số, chiếm 2,99% dân số toàn tỉnh. Trong đó đa số là đồng bào Mường sinh sống tập trung thuộc 8 xã của huyện Nho Quan. Những năm qua, hiệu quả từ các chính sách của Trung ương và của tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo đà cho sự phát triển chung của tỉnh.

    Nho Quan, đẩy mạnh tuyên truyền về bầu cử đến cử tri vùng dân tộc thiểu số

    Nho Quan, đẩy mạnh tuyên truyền về bầu cử đến cử tri vùng dân tộc thiểu số

    Chính trị-

    Thời gian qua, huyện Nho Quan đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 tới đồng bào dân tộc thiểu số để họ hiểu mục đích, ý nghĩa của ngày bầu cử; quyền lợi, nghĩa vụ của cử tri với cuộc bầu cử; quy trình công tác bầu cử theo Luật Bầu cử… Qua đó, giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tích cực tham gia cuộc bầu cử đảm bảo an toàn, đúng pháp luật, bình đẳng, dân chủ, thực sự là ngày hội của toàn dân.

    Khát vọng của đồng bào Mường ở Nho Quan- Kỳ 2: "Lực đẩy" từ chính sách

    Khát vọng của đồng bào Mường ở Nho Quan- Kỳ 2: "Lực đẩy" từ chính sách

    Xã hội-

    Hiện nay, huyện Nho Quan có gần 8 nghìn hộ dân tộc thiểu số với gần 28 nghìn người, chiếm 17% so với dân số toàn huyện. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm 98% tổng số người dân tộc thiểu số sinh sống trong toàn huyện). Những năm qua, với việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; nguồn vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo ở vùng núi giảm nhanh, bền vững. Giờ, họ đã có một ước mơ cao hơn: Không chỉ thoát nghèo mà còn phấn đấu trở thành hộ khá, hộ giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

    Xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Nông nghiệp-

    Những năm qua, với sự chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của người dân, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh nhìn chung ổn định. Phát huy lợi thế vùng đồi núi, đồng bào đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

    Gìn giữ lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số

    Gìn giữ lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số

    Văn Hóa-

    Ninh Bình là địa phương lưu giữ được nhiều lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc. Các lễ hội ở Ninh Bình trải dài các tháng trong năm, mỗi lễ hội có những đặc trưng riêng khiến người về dự hội luôn cảm nhận được không gian văn hóa riêng có của từng vùng, miền, địa phương… Đặc biệt, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã và đang được quan tâm bảo tồn nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số.

    Thực hiện chính sách, pháp luật về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số

    Thực hiện chính sách, pháp luật về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số

    Văn Hóa-

    Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nội dung cơ bản để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, việc thực hiện các chính sách, pháp luật về công tác này được tỉnh ta quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả.

    Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội-

    Những năm qua, với việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo ở vùng núi giảm nhanh, bền vững. Đời sống ổn định, đồng bào dân tộc thiểu số càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn. Diện mạo nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi…

    Thường trực Chính phủ họp về chương trình mục tiêu dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Thường trực Chính phủ họp về chương trình mục tiêu dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Thời sự-

    Sáng nay (24/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và báo cáo về việc hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng về danh mục doanh nghiệp thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.

    MTTQ xã Quảng Lạc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    MTTQ xã Quảng Lạc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    Thời sự-

    Xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan hiện có 4.482/6.602 người là đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo chiếm trên 75%. Nhằm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, thời gian qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, MTTQ xã cùng các tổ chức thành viên đã góp phần tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

    Tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình giàu đẹp, văn minh

    Tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình giàu đẹp, văn minh

    Cải cách hành chính-

    Ninh Bình hiện có trên 29.400 người dân tộc thiểu số (chiếm 2,99% dân số toàn tỉnh), trong đó đa số là đồng bào Mường với trên 27.300 người, còn lại là đồng bào Tày, Nùng, Thái, Dao..., sinh sống vừa tập trung, vừa xen kẽ, chủ yếu ở các thôn, bản thuộc 8 xã của huyện Nho Quan và xã Yên Sơn thuộc thành phố Tam Điệp. Trong 5 năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, dự án của Trung ương kết hợp với chính sách đặc thù của tỉnh để phát triển tương đối toàn diện vùng dân tộc thiểu số, vì vậy, kinh tế, văn hóa-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện và nâng cao, diện mạo vùng dân tộc thiểu số thay đổi rõ rệt.

    Xã Thạch Bình: Vượt khó vươn lên

    Xã Thạch Bình: Vượt khó vươn lên

    Xã hội-

    Thạch Bình là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Nho Quan; diện tích hành chính hơn 2.500 ha; dân số gần 3.000 hộ, trên 10.000 khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Nằm trong khu vực có nhiều đồi núi bao quanh, độ dốc cao, nên xã thường xuyên đối mặt với hạn hán, mưa lũ, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống. Người dân Thạch Bình chủ yếu làm nông nghiệp (trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm), ngoài ra còn làm một số ngành nghề dịch vụ như: sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc, nghề rèn, làm dịch vụ kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm…

    Nho Quan: Chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc

    Nho Quan: Chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc

    Văn Hóa-

    5 năm qua, huyện Nho Quan tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh về giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Các công trình dân sinh như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, nhà văn hóa thôn, bản được đầu tư, giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nên diện mạo mới cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

    Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Thời sự-

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, sáng 1/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội để thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

    Xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số: Từ thực tiễn ở huyện Nho Quan

    Xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số: Từ thực tiễn ở huyện Nho Quan

    Thời sự-

    Ở huyện miền núi Nho Quan đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 17% dân số, với hơn 25.500 người, trong đó chủ yếu là người Mường. Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đã có nhiều tiến bộ, song so với mặt bằng chung vẫn còn nhiều khó khăn. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đều rất trăn trở nhằm xóa khoảng cách miền núi -miền xuôi. Và một trong những giải pháp được huyện kiên trì thực hiện, coi là nhiệm vụ then chốt trong phát triển miền núi, vùng dân tộc đúng như tư tưởng Hồ Chí Minh đó là xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS. Tuy vậy, từ đòi hỏi thực tế cho thấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đang rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, định hướng và giải pháp phù hợp.

    Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số ở Nho Quan

    Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số ở Nho Quan

    Cải cách hành chính-

    Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh, có dân số khoảng gần 150 nghìn người; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,1% (chủ yếu là dân tộc Mường), sống tập trung ở 8 xã (Thạch Bình, Cúc Phương, Văn Phương, Yên Quang, Kỳ Phú, Phú Long, Sơn Hà, Quảng Lạc). Đời sống nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số ở nhiều nơi vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Những năm gần đây, do nhu cầu của cuộc sống, đa phần thanh niên địa phương đang có xu hướng đi làm ăn xa, trong đó thanh niên dân tộc thiểu số cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Thực tế này đã đặt ra không ít khó khăn cho hoạt động Đoàn, Hội ở các địa phương.

    Xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số: Những bước chuyển tích cực

    Xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số: Những bước chuyển tích cực

    Nông nghiệp-

    Tỉnh Ninh Bình có 62 xã/145 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Diện tích vùng dân tộc thiểu số và miền núi khoảng 860 km2 (chiếm 62,1% diện tích toàn tỉnh), dân số trong vùng khoảng 452 nghìn người (chiếm 48,8% dân số toàn tỉnh). Đồng bào các dân tộc thiểu số khoảng 28,4 nghìn người, trong đó dân tộc Mường 27,8 nghìn người (chiếm 97,9%) sinh sống tập trung tại 9 xã thuộc huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế- xã hội, nhất là xây dựng nông thôn mới, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

    Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ở khu vực miền núi

    Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ở khu vực miền núi

    Nông nghiệp-

    Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế giúp đồng bào vươn lên, bước đầu tạo đột phá trong phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

    Người cán bộ Mặt trận tiêu biểu

    Người cán bộ Mặt trận tiêu biểu

    Xã hội-

    Gương mẫu, tận tâm với công việc, sống giản dị, khiêm tốn... là những cảm nhận của chúng tôi khi trò chuyện với ông Đinh Công Chữ, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Lạc Bình 2, xã Thạch Bình (Nho Quan). Ông Đinh Công Chữ cũng là một trong số các đại biểu đại diện cho các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình vinh dự được ra Thủ đô, báo công dâng Bác vào tháng 5 vừa qua.

    Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt đoàn đại biểu các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình

    Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt đoàn đại biểu các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình

    Thời sự-

    Chiều 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp mặt Đoàn đại biểu các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình.

    Đoàn đại biểu các chức sắc, các tổ chức tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình báo công dâng Bác

    Đoàn đại biểu các chức sắc, các tổ chức tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình báo công dâng Bác

    Thời sự-

    Sáng 23/5, nhân dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Ninh Bình, tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024, Đoàn đại biểu các chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh dự lễ báo công và viếng Lăng Bác.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long