Bình minh đã lâu nhưng đất trời Kim Sơn vẫn bao phủ trong một màn sương mờ ảo. Trong chuyến du xuân đến Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Ninh Bình, chúng tôi không quên mang theo chiếc máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đầy ý nghĩa đối với các cán bộ, chiến sỹ nơi đây khi họ đang chuẩn bị đón một cái Tết xa gia đình.
Hơn 3 tháng chúng tôi trở lại các xã vùng xả lũ. Từ thị trấn Me (Gia Viễn) đi chừng 1 km, chúng tôi đến bến phà Đồng Chưa. Tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà con nông dân các xã Gia Thịnh, Gia Lạc đang nhanh tay chuyển mạ cấy lúa ngoài đê, dệt thành những tấm thảm xanh đẹp mắt.
Tăng lương đối với những người hưởng chế độ từ ngân sách Nhà nước là những niềm vui, nhưng kèm theo đó là nỗi buồn vì giá cả đang leo thang từng ngày, từng giờ.
Vượt qua những triền đồi của xã vùng cao Kỳ Phú (Nho Quan), chúng tôi đến thăm gia đình ông Đinh Tiến Lực, một ngôi nhà khá khang trang, bên trong đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
Năm 2007, hoạt động xuất khẩu có bước tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 34,7 triệu USD, đạt 108,7% kế hoạch năm, tăng 34%. Đây là năm có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất từ trước đến nay.
Nước sông Hồng đang xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua tưởng sẽ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và những con tàu vào bến. Nhưng trên bến Cảng Ninh Phúc vẫn nhộn nhịp 10 con tàu đưa hàng vào Cảng, nhận hàng đI theo con nước thủy triều.
Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ vừa tổ chức khai trương Công ty TNHH một thành viên Mai Linh Ninh Bình.
Tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Ninh Bình, Trung tâm xúc tiến thương mại đã phối hợp với Công ty TNHH xúc tiến thương mại Cường Thịnh tổ chức khai mạc Hội chợ hàng tiêu dùng Ninh Bình xuân 2008.
Năm 2007, thị xã Tam Điệp đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước đến nay. Năm 2008, để đạt mục tiêu lớn như trở thành thành phố công nghiệp, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Chí Tình, Chủ tịch UBND thị xã.
Vào dịp cuối năm các loại rau xanh rớt giá. Nhiều loại rau còn không bán được, quá lứa phải nhổ bỏ đắp bờ ruộng. Người trồng rau ở Ninh Sơn (TP Ninh Bình) lao đao vì hàng ngày lao động lam lũ vất vả trên đồng ruộng mà không có công.
Năm 2007, thành phố Ninh Bình đã có những bước đột phá trong phát triển kinh tế -xã hội. Tổng kết năm 2007, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2008, Thành ủy Ninh Bình đó đề ra mục tiêu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 19% trở lên.
Ngay từ chiều ngày 4/1/2008, rất đông người dân đổ xô đi mua xăng dầu vì nghe tin đồn giá xăng sẽ tăng lên 17.000 đồng/lít. Nguồn tin này không biết từ đâu, có chính xác hay không nhưng số người đi mua xăng càng về tối càng tăng. Đến ngày 7/1/2008, xăng vẫn chưa có dấu hiệu của sự tăng giá.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều công trình trọng điểm được khởi công, đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, hạ tầng như: Khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính; các nhà máy xi măng… Chỉ riêng ở lĩnh vực sản xuất xi măng, nhiều nhà máy mới được khởi công xây dựng như: Xi măng Vinakansai, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương, xi măng Phú Sơn…
Không biết nhà nghiên cứu người Pháp Mi Chít đến vùng đất này bao lâu mà đã viết về người Kim Sơn: "Mắt đăm đăm hướng về biển lớn, tâm hồn ngân nga theo tiếng chuông chiều, biết gìn giữ nghề truyền lại cho đời sau kế tiếp, phát triển...". Phải chăng, đó là văn hóa nghề, rất đáng trân trọng từ mỗi làng nghề trong thời kỳ hội nhập. Vẫn là "cói mặn", "cói cay" cùng người, nhưng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng bình quân 15% hàng năm theo Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy...
Sáng 27/11/2007, tại huyện Kim Sơn đã diễn ra Đại hội Hiệp hội nghề cói tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, lãnh đạo các huyện Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh cùng đại diện các doanh nghiệp trồng, chế biến cói trên địa bàn tỉnh.
Quyết định về việc ban hành Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Quy định này quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các dự án nhằm mục đích kinh doanh (bao gồm: các dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường) trong các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Về Yên Mô những ngày này, trên khắp các cánh đồng của các xã Khánh Thượng, Khánh Dương, Yên Hòa, Yên Thắng… là màu xanh của ngô, lạc, đậu tương, rau… Bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây vụ đông nhằm khắc phục những khó khăn về thời tiết, thời vụ gieo trồng… để đạt hiệu quả cao.
Trong 2 ngày 27 và 28/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị nghiệm thu bản thảo Địa chí Ninh Bình các phần lịch sử, văn hóa, hệ thống chính trị và phần thành phố, thị xã và các huyện.
Dự kiến vụ đông năm nay toàn huyện Gia Viễn sẽ thực hiện gieo trồng 2.700 ha. Theo kế hoạch đã đề ra, sau khi lúa mùa sớm được thu hoạch để giải phóng diện tích đất, các xã, thị trấn trong huyện đã tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh gieo trồng các loại cây đông từ ngày 6/9, đảm bảo đúng thời vụ và lịch trình. Giống cây chủ lực được Gia Viễn tập trung trong vụ đông này là đỗ tương, ngô, khoai lang, khoai tây, bí xanh, ớt, rau màu các loại, trong đó đỗ tương chiếm diện tích nhiều nhất, khoảng 1.200 ha.
© 2020 Bản quyền thuộc về Báo Ninh Bình điện tử.
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.