Lão nông bỏ túi nửa tỷ đồng mỗi năm từ trồng chuối Thái Lan
Mạnh dạn chuyển đổi 4 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng chuối Thái Lan giúp gia đình ông Trần Trung Tín, xóm Giải Cờ, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô thu lợi nhuận nửa tỷ đồng mỗi năm.
Có 9 kết quả được tìm thấy
Mạnh dạn chuyển đổi 4 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng chuối Thái Lan giúp gia đình ông Trần Trung Tín, xóm Giải Cờ, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô thu lợi nhuận nửa tỷ đồng mỗi năm.
Vốn là một sơ sở sản xuất các loại nấm sau khi được một người bạn mách trồng ổi lê Đài Loan và dùng phụ phẩm sau khi trồng nấm để bón thì chất lượng ổi sẽ rất ngon và thu nhập cũng chẳng thua kém gì trồng nấm, năm 2016 anh Nguyễn Văn Quyên (xã Yên Phong, Yên Mô) đã mạnh dạn thuê hơn 2 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của xã để cải tạo sang trồng ổi.
Gia Thịnh là một xã thuần nông, nằm ở phía nam thị trấn Me, huyện Gia Viễn. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Thịnh đã đẩy mạnh việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp, cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất ruộng khó canh tác, manh mún đã được tích tụ, tập trung lại, giao cho những người muốn phát triển kinh tế được thuê lại.
Những năm qua, Hội Nông dân xã Gia Hưng (Gia Viễn) đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các cấp triển khai nhiều chương trình, đề án, mô hình nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm có lợi thế, gắn kết thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó phải kể đến mô hình "Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hoa cúc", đến nay đã cho kết quả tốt.
Chiều 18/1, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị đầu bờ nghiệm thu đánh giá mô hình "Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hoa cúc" tại xã Gia Hưng (Gia Viễn). Tham dự có đại diện Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, các hội viên Hội nông dân xã, đại diện Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Tân Hưng và Công ty TNHH Thiên Phú là các doanh nghiệp kết nghĩa với xã Gia Hưng.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua Tổng Công ty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lê, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Sau hơn 1 năm thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) đã hình thành được 3 vùng lúa VietGAP với diện tích 150 ha; chuyển đổi hơn 15 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác cho thu nhập cao gấp 5-10 lần. Bên cạnh đó, xã còn đang triển khai xây dựng hệ thống các nhà lưới áp dụng công nghệ cao để sản xuất rau sạch. Tư duy, cách làm của Khánh Thành về tái cơ cấu nông nghiệp đáng để các địa phương khác trong toàn tỉnh học tập, vận dụng phù hợp với điều kiện của mình.
Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Với mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp lên trở thành một trong những ngành mũi nhọn, thời gian qua, ngành nông nghiệp cùng với các địa phương đã tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tận dụng tiềm năng đất đai, nhất là các diện tích đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Để nâng cao thu nhập cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, huyện Gia Viễn đã tính tới mở rộng diện tích cây dưa trên chân đất vàn cao, đất trồng lúa kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển, mở rộng cây trồng một cách bền vững là bài toán đặt ra cho các cấp, các ngành và địa phương.