Có 8 kết quả được tìm thấy
Ngày 2/2, Cơ quan Dịch vụ Di trú của Nhật Bản cho biết nước này dự kiến cấp một loại thị thực mới nhằm tạo điều kiện cho các kỹ sư công nghệ thông tin và các nhân viên khác của công ty nước ngoài cư trú tại nước này trong thời gian dài hơn. Đây là một trong những chính sách của Nhật Bản nhằm thu hút nhân tài nước ngoài trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
EPS là chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc, có hiệu lực từ năm 2004. Khi đạt đủ điều kiện để tham gia làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, người lao động sẽ được pháp luật Hàn Quốc bảo vệ và được hưởng những quyền lợi cơ bản bình đẳng như lao động Hàn Quốc.
Để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, những năm qua, cùng với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, tỉnh ta đặc biệt qua tâm đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ lao động được đào tạo và giải quyết việc làm liên tục tăng, nhưng tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn xảy ra. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cấp bách, phải có thêm nhiều chính sách phù hợp để thu hút, giữ chân lao động có tay nghề cao.
Năm 2021, đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường và tác động nhiều mặt đến tình hình kinh tế- xã hội. Công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) được dự đoán sẽ tiếp tục gặp khó khăn, do vậy, phát triển và thu hút lao động vào thị trường nội địa được xem là nhiệm vụ trọng tâm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
Cùng với những chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực của tỉnh, việc nhiều doanh nghiệp có các chính sách thu hút, đãi ngộ xứng đáng đối với người lao động có tay nghề sau khi đi xuất khẩu lao động đã tạo nên sự khởi sắc cho công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) của tỉnh ta. Theo thống kê từ ngành chức năng, năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp trong vòng 10 năm gần đây, số lượng lao động đi XKLĐ vượt mức 1.400 người.
Công tác xuất khẩu lao động được đánh giá là hướng đi hiệu quả nhằm cải thiện kinh tế của nhiều gia đình, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn. Tuy nhiên, có một thực tế là sau nhiều năm làm việc ở nước ngoài, mặc dù đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề, đặc biệt là tác phong làm việc rất chuyên nghiệp, song khi trở về nước, nhiều lao động vẫn khó khăn tìm việc làm đúng với chuyên môn. Các doanh nghiệp vẫn chưa có chính sách thu hút, sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề này.
Thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đã phát triển khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, với những hình thức hợp tác đa dạng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, thu hút lao động. Để tạo điều kiện phát triển vững chắc kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là Hợp tác xã (HTX), Liên minh HTX tỉnh đã thể hiện rõ vai trò trong quá trình phát triển kinh tế tập thể theo hướng bền vững.