Khuyến khích phát triển thương hiệu ô tô Việt
Phải sớm có ô tô mang thương hiệu Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của người dân và cạnh tranh trong thị trường khu vực, thế giới.
Có 405 kết quả được tìm thấy
Phải sớm có ô tô mang thương hiệu Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của người dân và cạnh tranh trong thị trường khu vực, thế giới.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phát triển doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu (TPXK) Đồng Giao là một trong những công ty xuất khẩu sản phẩm nông sản lớn nhất cả nước. Để có được thương hiệu Doveco nổi tiếng trong và ngoài nước, Công ty đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất và chế biến nông sản, tạo được uy tín và chất lượng, có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, các nước EU, Hàn Quốc…
Nghề trồng nấm đã du nhập vào tỉnh Ninh Bình từ những năm 1993. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, nghề trồng nấm đã từng bước khẳng định hiệu quả kinh tế, không chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, trồng nấm còn tận dụng được những phụ phẩm từ nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn sau mỗi mùa vụ.
Nhằm tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn thế mạnh làng nghề đá thủ công mỹ nghệ của địa phương, Trung tâm học tập cộng đồng xã Ninh Vân (Hoa Lư) vừa tổ chức chuyên đề "Xây dựng thương hiệu, tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm đá mỹ nghệ" cho gần 300 đoàn viên, thanh niên, học viên các lớp nghề tại TT HTCĐ trong xã và các em học sinh lớp 9 trường THCS Ninh Vân.
Với xuất phát điểm thấp, qua hơn 10 năm phát triển, từ một cửa hàng nhỏ của gia đình, đến nay Phan Tiến Dũng cùng với anh trai đã đưa Công ty TNHH Đại Phát vươn lên top 500 doanh nghiệp phát triển của Việt Nam, mức doanh thu hàng năm đạt hơn 500 tỷ đồng. Hiện Công ty đã có chi nhánh ở 3 miền Bắc- Trung- Nam và 100 đại lý lớn trên toàn quốc, tạo việc làm cho hơn 600 lao động với mức lương thấp nhất 4 triệu đồng/người/tháng.
Không phải chỉ vào những ngày cận Tết Đinh Dậu 2017, những người dân làng nghề trồng đào xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) mới đón tiếp nhiều khách thập phương về vùng trồng đào để mua - bán, nghe - xem những cây đào, cành đào đang nảy những lộc xanh, nở những nụ hoa xinh xinh, mà ngay từ đầu tháng Chạp, các nhà vườn đã tấp nập đón khách quen, khách lạ đến xem, chọn thuê và đăng ký mua đào chuyển đi các nơi. Điều này khẳng định, đào phai Đông Sơn đang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường cây cảnh phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh chơi Tết.
Với ngành nghề sản xuất chính là gia công hàng may mặc và sản xuất áo Jacket các loại, những năm qua, Công ty cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình đã nỗ lực vươn lên, khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Để tiếp sức cho thương hiệu gạo của Ninh Bình vươn cao đến thị trường xuất khẩu và chiếm lĩnh được thị trường trong nước, vừa qua Sở Công thương đã hỗ trợ chương trình "Điểm bán hàng Việt" cho điểm giới thiệu và bán hàng "Gạo AIQ" của Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình tại địa chỉ đường 10, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh.
Tập đoàn Mai Linh là một thương hiệu lớn trong kinh doanh dịch vụ xe taxi, sau nhiều năm cung cấp dịch vụ tại thị trường Ninh Bình, Công ty TNHH MTV Mai Linh Ninh Bình cũng đã tạo dựng được niềm tin với các đối tác, khách hàng...; đồng thời luôn là một trong những đơn vị vận tải thực hiện hiệu quả việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.
Ông Đỗ văn Miền, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp &PTNT cho biết: "Thịt dê, cơm cháy" là những món ẩm thực ưa thích của du khách mỗi khi đến Ninh Bình. Với trên 5 triệu lượt khách du lịch, nếu tính trung bình mỗi khách ăn 250g thịt dê thì cần số lượng khoảng 1.300 tấn; trong khi đó đàn dê cả tỉnh có khoảng 20.000 con với sản lượng thịt dê cả năm mới đạt trên 500 tấn; đó là chưa kể đến nhu cầu thịt của người dân trong tỉnh.
Tỉnh ta được biết đến là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, các khu, điểm du lịch đẹp và những mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như dê núi, cơm cháy, rượu Kim Sơn, cói Kim Sơn, đá mỹ nghệ Ninh Vân, cá Tràu tiến vua, cá rô Tổng Trường... Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho những sản phẩm mạnh, đặc trưng của địa phương sẽ nâng cao giá trị, thương hiệu của sản phẩm và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện dự án "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Ninh Vân" dùng cho các sản phẩm làm từ đá của xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình" đã thành công. Việc đá mỹ nghệ Ninh Vân được xác lập quyền sở hữu trí tuệ tạo ra bước phát triển mới, chắp cánh cho nghề đá truyền thống lâu đời vươn xa hơn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Xã Khánh Thành (Yên Khánh) là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về phong trào sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn. Tuy nhiên việc triển khai sản xuất và tiêu thụ nông sản của bà con nông dân còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ hoặc bị thương lái ép giá, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, dẫn đến giá trị sản xuất chưa cao.
Món cơm cháy Ninh Bình có lịch sử lâu đời. Tương truyền món ăn này có từ thế kỷ XIX, trải qua hơn 100 năm món ăn cơm cháy Ninh Bình được lưu truyền và trở thành đặc sản ở vùng đất Cố đô. Đặc biệt những năm gần đây khi du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì những đặc sản của Ninh Bình như món cơm cháy càng được du khách trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn.
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Quỹ tín dụng Thiên Long (Phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) đã khẳng định thương hiệu và trở thành địa chỉ đáng tin cậy, tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Từ một nông trường quốc doanh được thành lập đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, đến nay Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã trở thành trung tâm chế biến rau quả lớn và hiện đại bậc nhất của cả nước. Từ đây đã tạo thương hiệu mạnh của nông sản Quốc gia mang tên DOVECO có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới. Chặng đường 60 năm phát triển của Đồng Giao đã chứng minh cho tinh thần đoàn kết và hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và đổi mới kinh tế đất nước.
Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn song sản xuất nông nghiệp ở huyện Nho Quan đã có sự bứt phá quan trọng, thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với hướng đi là lựa chọn một số loại cây, con đặc sản, xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản truyền thống chất lượng cao. Hướng đi này đang dần khắc phục được những hạn chế về khí hậu, sinh thái đặc thù của địa phương.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đã tìm được nhà tài trợ mới. Đó là Z.com (thương hiệu đang được Tập đoàn GMO Internet triển khai trên toàn thế giới). Lễ kí kết hợp đồng tài trợ giữa Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Z.com đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
"Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh" là một chủ trương mang tính đột phá của ngành Y tế. Từ thay đổi nhận thức, tinh thần, thái độ đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ y tế, mang lại sự hài lòng thu hút người bệnh đã góp phần tăng tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và phát triển bệnh viện.
Vấn đề cốt lõi của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh khi ra thị trường luôn gặp phải một số hạn chế nhất định về bảo quản, chế biến và xây dựng thương hiệu. Để giải quyết vấn đề này rất cần có sự tham gia của doanh nghiệp trong vai trò dẫn dắt, tạo sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, hướng việc sản xuất của người nông dân theo nhu cầu của thị trường và đóng vai trò thị trường trực tiếp cho sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trong nước cũng như xuất khẩu, những năm gần đây Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình đã chủ động liên kết với bà con nông dân thực hiện quy trình sản xuất lúa gạo khép kín với phương châm giảm tổn thất, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn. Với hướng đi này, công ty đang đi đầu trong định hướng xây dựng thương hiệu gạo sạch, gạo chất lượng cao ở Ninh Bình và từng bước thay đổi phương thức sản xuất gạo phẩm cấp thấp tồn tại nhiều năm của nông dân
Từ lâu, nhiều người đã biết đến nem chua Yên Mạc (Yên Mô)- một trong những đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình. Nghề làm nem chua được người dân địa phương duy trì theo hình thức "cha truyền con nối". Đó cũng là bí quyết nhà nghề khiến nem chua Yên Mạc trở thành đặc sản riêng có, không phải ai, nơi nào vùng nào cũng làm ngon được. Song hiện nay, ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề và thị trường tiêu thụ rộng. Hiện nay, Yên Mạc đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển thương hiệu cho món ăn đặc sản này, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Ngày 30/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Quyết định số 1837 về việc thu hồi Giấy phép hoạt động báo chí của Tạp chí Doanh nghiệp - Doanh nhân và Thương hiệu vì không đủ điều kiện hoạt động.
Bằng những chiến lược cụ thể trong sản xuất và kinh doanh, Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công Ninh Bình đã khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương. Đồng thời, Chi nhánh Công ty luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đánh giá là đơn vị thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước.