Có 126 kết quả được tìm thấy
Chiều ngày 11/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lễ hội Trường Yên năm 2015. Đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo các sở: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch; Thông tin và truyền thông; Công thương; Y tế; Tài chính; Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An; Báo Ninh Bình; Đài PT-TH tỉnh; Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã.
Ngày 10/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị đánh giá công tác tổ chức lễ hội và hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch dịp đón xuân Ất Mùi 2015, triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3.
Huyện Nho Quan không có lễ hội lớn, nhưng hầu hết các địa phương trong huyện đều tổ chức lễ hội làng vào dịp đầu xuân. Đây cũng là dịp để nhân dân địa phương thành tâm tri ân công đức của các bậc tiền nhân, cùng nhau nguyện cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa… Những nét văn hóa đặc sắc ấy từ bao đời nay vẫn được người dân Nho Quan lưu giữ đến tận bây giờ.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Nội dung công điện như sau:
Ngày 17/4 (tức ngày 18-3 âm lịch), Lễ hội truyền thống Thánh Quý Minh Đại Vương đã được tổ chức tại đền Trần (đền Nội Lâm - một trong tứ trấn của Kinh đô Hoa Lư xưa) thuộc Khu du lịch tâm linh Tràng An- Bái Đính.
Ban tổ chức Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư cho biết: Lễ hội năm nay được tổ chức từ ngày 7-9/4 (tức là từ 8-10/3 âm lịch). Công tác chuẩn bị được thực hiện từ khá sớm và đã cơ bản hoàn tất. Cố đô Hoa Lư đã sẵn sàng cho ngày khai hội.
Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Hoàng Tuấn Anh, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm trưởng đoàn vừa tiến hành kiểm tra một số khu, điểm du lịch và công tác triển khai quản lý tổ chức lễ hội đầu xuân 2014 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong 3 ngày, từ ngày 17 đến 19-4 (tức ngày 8 đến 10-3 âm lịch), Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư được tổ chức tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư). Để hiểu rõ hơn về lễ hội năm nay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Dương Bá Lanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư, Phó ban Thường trực Ban tổ chức Lễ hội sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Kỷ niệm 1045 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (968-2013); hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng năm 2013 và kỷ niệm 53 năm kết nghĩa tỉnh Ninh Bình-tỉnh Bạc Liêu, UBND huyện Hoa Lư thông báo tổ chức Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2013.
Chiều 27/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2013. Đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ngày Tết là ngày để sum vầy, nghỉ ngơi, vui chơi, là dịp để tổ chức lễ hội nhưng chúng ta cũng không quên chuyện ăn uống. Tuy nhiên, ăn Tết luôn phải đi đôi với vấn đề an toàn, đủ chất dinh dưỡng và hơn nữa còn phải đạt đến tiêu chí văn hóa ẩm thực. Mỗi vùng quê, mỗi miền đất nước đều có nét văn hóa ẩm thực riêng.
Ngày 7-1, đồng chí Hoàng Tuấn Anh, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với tỉnh về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn.
Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lưu Thế Truyền, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức lễ hội Cố đô Hoa Lư năm 2011 về công tác chuẩn bị của địa phương để lễ hội truyền thống luôn thu hút và hấp dẫn du khách.
Chiều 30/12, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị bàn kế hoạch tổ chức lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2010".
Ngày 3/12, UBND tỉnh Ninh Bình bàn kế hoạch tổ chức Lễ hội cố đô Hoa Lư năm 2010. Đồng chí Trần Hữu Bình, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Theo Ban tổ chức, Lễ hội Hoa Hà Nội 2010 sẽ kéo dài thời gian hơn, nhiều đơn vị tham gia hơn, không gian dành cho hoa nhiều hơn và đặc biệt, sẽ hình thành một khu phố đi bộ thưởng lãm, tôn vinh hoa ở chung quanh Hồ Gươm vào đúng dịp Tết Dương lịch.
Đại sứ quán Việt Nam và các đại sứ quán các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Đan Mạch đã phối hợp tổ chức Lễ hội văn hóa - ẩm thực khu vực châu Á - Thái Bình Dương cuối tuần trước, tại hội trường trung tâm Tòa thị chính thủ đô Copenhagen (Đan Mạch).
Thực hiện Công văn số 32/UBND- VP6, ngày 3 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc tổ chức Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2009; Kỷ niệm 1041 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế xây dựng Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của Việt Nam; Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội, UBND huyện Hoa Lư thông báo.
Bà Nguyễn Nga, đại diện Ban tổ chức Lễ hội văn hóa nghệ thuật cầu Long Biên cho biết, ngày tổ chức Lễ hội được ấn định vào 10 và 11-10 tại Hà Nội.
Là mảnh đất địa linh nhân kiệt, lại được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng nổi tiếng, Ninh Bình trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Du khách tới đây còn là dịp tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống vùng, miền và thỏa mãn nhu cầu tâm linh qua các lễ hội đầu năm.
Ngày 14 tháng Giêng hàng năm, người dân làng Nộn Khê, xã Yên Từ (Yên Mô-Ninh Bình) đều tổ chức Lễ hội Báo Bản. Cũng như mọi miền quê khác, lễ hội Báo Bản được tổ chức nhằm hướng tới tri ân tổ tiên, các vị Anh hùng dân tộc, những người đã có công dựng làng, giữ nước.
Ngày 31-1 (mùng 6 tháng giêng âm lịch), UBND xã Gia Sinh (Gia Viễn) đã tổ chức lễ hội chùa Bái Đính. Lễ hội năm nay thu hút đông đảo các tăng ni, phật tử, du khách thập phương và nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Sáng 31-1 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Kỷ Sửu), Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương đã tổ chức trọng thể Lễ khai hội chùa Hương - Xuân Kỷ Sửu 2009.
Ngày 1-2 (tức mùng 7 tháng Giêng), UBND tỉnh Hà Nam đã long trọng tổ chức lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2009.