Nhu cầu ghép tạng ngày càng tăng trong khi nguồn hiến vẫn khan hiếm
Việt Nam có tỷ lệ ghép tạng cao nhất Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm nhưng tỉ lệ hiến tạng sau chết não lại thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Có 28 kết quả được tìm thấy
Việt Nam có tỷ lệ ghép tạng cao nhất Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm nhưng tỉ lệ hiến tạng sau chết não lại thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Ngày 10/12, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Nho Quan phối hợp với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Mắt Hà Nội tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2, năm 2024 và tổ chức tuyên truyền, vận động đăng ký hiến mô, tạng.
(Theo TTXVN)- Trong hai năm gần đây, mỗi năm các bác sỹ tại Việt Nam ghép hơn 1.000 ca ghép tạng trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm.
Ngày 11/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình tổ chức chương trình truyền thông, vận động Hiến máu tình nguyện (HMTN); đăng ký và hiến mô, tạng.
Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn vừa cấp cứu, điều trị thành công bệnh nhân suy đa tạng, ngừng tim, đã được lọc máu 2 lần. Trước đó, bệnh nhân đã điều trị tại tuyến tỉnh và tuyến Trung ương.
Ngày 13/8 là Ngày Thế giới hiến tạng. Đây là dịp để toàn xã hội bày tỏ lòng tri ân đối với những tấm lòng vàng đã tình nguyện hiến tặng một phần cơ thể sau khi qua đời để tiếp nối sự sống cho những người mắc bệnh hiểm nghèo.
Bệnh viện nơi "Vua bóng đá" Pelé điều trị trong những ngày tháng cuối đời xác nhận Pelé qua đời do "suy đa tạng do biến chứng của ung thư ruột kết".
Điều trị trẻ nhiễm Adenovirus chủ yếu là điều trị triệu chứng. Chuyên gia khuyến cáo đặc biệt cần lưu ý những trẻ có nguy cơ nặng khi nhiễm virus này như trẻ có bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, ung thư, sau ghép tạng, béo phì.
Chuyên gia cho biết, virus có thời gian ủ bệnh rất dài và khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trước tiên, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ 1-2 tuần sau khi nhiễm bệnh.
Thời gian qua chị Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Tam Điệp đã tích cực thực hiện các hoạt động nhân đạo, sẵn sàng sẻ chia khó khăn với những người kém may mắn trong xã hội. Chị là tấm gương sáng, điển hình tiêu biểu trong việc tuyên truyền, vận động gia đình và người dân thực hiện tốt phong trào đăng ký "hiến mô, tạng".
Những hình ảnh lớp bao quanh Mặt Trời nóng và mỏng đã được kính thiên văn đặt trên một ngọn núi cao 4.800m ở Châu tự trị Tạng Cam Tư thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Nhằm lan tỏa sâu rộng và gia tăng số người tình nguyện đăng ký hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người sau khi qua đời, Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức tuyên truyền về việc hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người cho các tình nguyện viên chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Kim Sơn.
Anh Dương Hồng Quý, phố Trung Tự, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình là người thứ 2 trên địa bàn tỉnh tình nguyện hiến mô, tạng sau khi qua đời. Đây là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam việc hiến mô, tạng trọn vẹn về mọi nghĩa. Nghĩa cử của anh đã đem lại thông điệp tích cực trong cộng đồng xã hội "Cho đi là còn mãi - Chết để hồi sinh".
Chiều 11/1, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã đến thăm hỏi, tặng Bằng khen cho gia đình anh Dương Hồng Quý, phố Trung Tự, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình - người đã hiến mô, tạng sau khi qua đời, cứu sống 6 người mắc bệnh nan y.
Ngày 24/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức họp báo cung cấp thông tin y tế về việc bệnh viện thực hiện thành công một loạt các ca phẫu thuật lấy-ghép nhiều tạng hết sức đặc biệt từ một người cho đa tạng chết não.
Ngày 16/12, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép mô, tạng quốc gia tổ chức tập huấn, phát động, đăng ký và trao thẻ hiến mô, tạng cho các tình nguyện viên trên địa bàn tỉnh.
Ngày 22/11, Hội Chữ thập đỏ thành phố Ninh Bình tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2018 cho trên 200 học viên là cán bộ Chữ thập đỏ xã, phường, các trường THPT, đại học, cao đẳng và chi hội cơ sở thôn, phố trên địa bàn thành phố.
Hiến mô, tạng sau khi chết, chết não là một việc làm đậm chất nhân văn nhằm thắp sáng sự sống, viết tiếp cuộc đời của nhiều người khác. Tuy vậy, do có nhiều rào cản về tâm linh, thời gian qua, công tác hiến mô, tạng ở các địa phương trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế này đòi hỏi công tác tuyên truyền cần phải thay đổi hơn nữa về chất lượng nhằm kịp thời lan tỏa thông điệp "cho đi là còn mãi".
Thầy thuốc nhân dân - Bác sĩ chuyên khoa II Lê Chính Chuyên, Phó Giám đốc - Trưởng khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Gây mê hồi sức là một chuyên ngành mới, phát triển mạnh khi những tiến bộ về ngành Ngoại khoa như: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật ghép tạng, phẫu thuật Robob… đòi hỏi sự đóng góp của chuyên ngành gây mê hồi sức.
Ngày 18/10, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phối hợp với Hội Vận động hiến mô, tạng Việt Nam, Hội Ghép tạng Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lễ phát động phong trào đăng ký hiến mô, tạng trong đội ngũ tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
Thời gian qua, tại tỉnh Ninh Bình và trong cả nước xuất hiện nhiều câu chuyện cảm động về việc hiến giác mạc (mô), tạng (nội tạng) của những người không may mắc bệnh nan y hoặc rủi ro tai nạn không thể tiếp tục duy trì cuộc sống. Những việc làm của người hiến mô, tạng và gia đình của họ đã lan tỏa thành phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được nhiều người đang sống đăng ký thực hiện theo, nhân rộng thêm những hành động cao quý, gửi gắm thông điệp đầy yêu thương trong cuộc sống: Cho đi là còn mãi.
Câu chuyện cảm động bắt đầu từ một vụ tai nạn lao động ập đến và lấy đi mạng sống của Thiếu tá Lê Hải Ninh, 42 tuổi, công tác tại Quân đoàn I (thành phố Tam Điệp). Trong lúc đang làm nhiệm vụ, anh Ninh không may bị tai nạn rơi từ trên cao xuống, gây chấn thương sọ não và đa chấn thương. Anh được chuyển đến Bệnh viện Quân y 108 điều trị trong tình trạng chết não. Tại đây, mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng anh đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều 26/2/2018.
Theo thông tin từ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, sau tấm gương của bé Nguyễn Hải An - cô bé 7 tuổi mắc bệnh u não hiếm gặp, đã hiến giác mạc của mình sau khi qua đời - đã có rất nhiều người đến Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia để đăng ký hiến tạng.
Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra nhiều vụ buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc. Nhiều người dân rùng mình khi nghĩ, có thể họ đã từng là nạn nhân của không ít món thực phẩm... bẩn.