Có 13 kết quả được tìm thấy
Vùng đất Kinh đô Hoa Lư xưa không chỉ được bao bọc bởi thành lũy là những dãy núi trùng điệp mà những dòng sông Ngô Đồng, Hoàng Long, Sào Khê... như một chứng nhân của lịch sử dân tộc, ôm trong mình hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú. Các lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc của vùng đất Cố đô đều được diễn ra trên sông, tạo nên một không gian văn hóa rộng lớn, kết tinh những giá trị nhân văn cao đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, phần nào cho thấy sự đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của người Tràng An.
Dòng Hoàng Long uốn khúc giữa khoảng đồng đất có bề rộng trên dưới 10km được giới hạn bởi hai khối núi đá vôi: Hoa Lư (bên hữu) và Vân Long (bên tả), được cấp nước từ vùng núi rừng quốc gia Cúc Phương qua sông Lạng, từ dòng sông Bôi đổ về từ Hòa Bình, từ vùng núi Hoa Lư thông qua dòng Sào Khê.
Tối 10/4 (6/3AL), tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ cầu siêu lịch triều đế vương, chiến sĩ trận vong và thả hoa đăng cầu quốc thái dân an. Đây là một phần lễ trong chương trình lễ hội Hoa Lư 2019. Hàng nghìn người dân, du khách và phật tử đã tham gia cầu nguyện và thả hoa đăng trên dòng sông Sào Khê, xã Trường Yên.
Lễ hội Tràng An năm 2018 với chủ đề "Tràng An kết nối di sản" là một trong những chương trình nghệ thuật đặc sắc nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt. Trong đó, bên cạnh các hoạt động sân khấu hóa của không gian cổ xưa, còn là các tiết mục, các loại hình âm nhạc đặc sắc đến từ các vùng, miền trên cả nước cùng hội tụ và nhiều hoạt động giao lưu giữa các loại hình nghệ thuật của các nước trong khối ASEAN trên dòng sông Sào Khê.
Ngày 11/8, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị kiểm điểm tiến độ thực hiện công tác GPMB các dự án: Nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An; nạo vét lòng dẫn tuyến thoát lũ sông Hoàng Long. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiều 30/3, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị kiểm điểm và bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB, hoàn ứng các dự án: Nạo vét, xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch sinh thái Tràng An. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiều 22/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị kiểm điểm tiến độ thực hiện các dự án: Nạo vét sông Sào Khê, xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tràng An. Đồng chí Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Trên địa bàn huyện Hoa Lư đã và đang triển khai khá nhiều công trình, dự án trọng điểm như: Dự án nạo vét xây kè và bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1A tránh thành phố Ninh Bình, dự án đường kết nối cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình với Quốc lộ 1A...
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngân hàng Chính sách-Xã hội tỉnh đã huy động, điều chuyển vốn cho các hộ dân sống dọc sông Sào Khê trên địa phận xã Trường Yên (Hoa Lư) được vay vốn ưu đãi, đầu tư hàng trăm công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Việc giải ngân bổ sung cho chương trình này của Ngân hàng Chính sách-Xã hội tỉnh không chỉ cải thiện, nâng cao đời sống cho các hộ dân mà còn góp phần cải tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường dòng sông Sào Khê.
Tháng ba, cái nắng xuân mỏng tang phủ lên những dãy núi, dòng sông, cánh đồng trên giải đất Cố đô nghìn năm lịch sử. Dòng Sào Khê mùa này nước lặng, mặt sông phẳng như mặt gương. Những cơn gió từ những cánh rừng, triền thung thổi về mơn man mặt sóng. Những ngày này, khu di tích Đinh Lê đang vào mùa lễ hội, những dòng người từ muôn nẻo vẫn liên tục đổ về đây ngày một đông hơn. Có những ngày mặt sông như căng ra bởi hàng trăm con thuyền ken nhau xuôi về phía hang Luồn, với các khu hang động kỳ thú.
Cử tri xã Trường Yên, Ninh Xuân đề nghị UBND huyện Hoa Lư đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ việc nạo vét sông Sào Khê để lưu thông dòng chảy, đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và vệ sinh môi trường cho nhân dân địa phương.
Sào Khê là con sông có ý nghĩa lịch sử gắn liền với khu di tích cố đô Hoa Lư. Việc nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan của sông phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà nội góp phần tôn vinh giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ và tạo cảnh quan môi trường sinh thái, du lịch của khu di tích cố đô Hoa Lư nói riêng, của tỉnh ta nói chung.