Ngày 1/7, tiếp nhận thêm vaccine phòng COVID-19 do Nhật viện trợ
Việc tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lần này là hết sức kịp thời góp phần giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Có 265 kết quả được tìm thấy
Việc tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lần này là hết sức kịp thời góp phần giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Kết quả thăm dò dư luận cho thấy có 40,3% người Nhật Bản tin rằng nên tổ chức các thế vận hội mà không có khán giả, trong khi 30,8% cho rằng cần hủy bỏ các sự kiện thể thao này.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt ổ dịch tại một cơ sở tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh, làm lây lan ra nhiều địa phương, với hàng trăm ca bệnh. Thực hiện văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, đảm bảo các yêu cầu theo quy định về phòng chống dịch.
Dịch COVID-19 hiện đang tiếp tục bùng phát và lây lan trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi ngày, có hàng trăm ca bệnh được công bố và đang có chiều hướng gia tăng các ổ dịch mới, với nhiều nguồn lây chưa được xác định. Tại Ninh Bình, mặc dù dịch bệnh COVID-19 thời gian qua đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát khống chế dịch COVID-19, hiện không xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng. Nhưng theo nhận định của ngành Y tế, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh là rất cao, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nâng cao một bước các biện pháp phòng chống dịch, quyết tâm giữ vững sự an toàn, đảm bảo sức khỏe nhân dân và phát triển sản xuất.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với nhiều chuỗi lây nhiễm khác nhau, trong đó có nguồn lây chưa được kiểm soát. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh Ninh Bình là rất cao, đòi hỏi công tác kiểm soát, quản lý người dân đi về từ các địa phương đang có dịch cần được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong cộng đồng.
Trong thời gian qua, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã được triển khai một cách chủ động, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất cao. Để giữ kết quả đạt được và bảo đảm công tác phòng, chống dịch được chặt chẽ, kịp thời, UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, chỉ đạo của UBND tỉnh tại các văn bản số 226, 237, 254, Thông báo số 28. Đặc biệt tại văn bản số 282/UBND-VP6 ngày 26/5/2021, UBND tỉnh yêu cầu tạm dừng các hoạt động dịch vụ tại chỗ của tất cả các quán ăn, hàng quán giải khát vỉa hè, đường phố, khu công cộng từ 0h ngày 28/05/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt tại một số doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, dịch bệnh lây lan mạnh trong công nhân lao động, việc khoanh vùng, dập dịch rất vất vả, khó khăn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin-viễn thông và sự phổ biến của các thiết bị di động kết nối Internet đã tạo bước phát triển mới trong thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đem lại lợi ích thiết thân cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình hình dịch COVD-19 hiện nay đang có diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng hình thức chuyển tiền và nên thanh toán trên các ứng dụng của hệ thống ngân hàng ở thiết bị thông minh để hạn chế dịch bệnh lây lan cũng như hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong nước, nhất là tại một số khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang số lượng người nhiễm COVID-19 tăng nhanh, nguy cơ lây lan cao. Trước tình hình đó, các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đã siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng dịch để đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng với nhiều biện pháp tích cực được triển khai trong công tác phòng dịch, trước thực tế các tỉnh xung quanh, đặc biệt là Nam Định và Hà Nam đang gia tăng các ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, các địa phương có bến đò, bến phà chở khách ngang sông, giáp ranh với các tỉnh lân cận đã triển khai nhiều biện pháp, chủ động kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Trải qua ba đợt cao điểm, Việt Nam đã thành công, khống chế được dịch COVID-19. Tuy nhiên trong những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, xuất hiện các ổ dịch và lây lan ca bệnh tại nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, để đảm bảo an toàn trong khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khi chuyển người bệnh đến bệnh viện cần thực hiện các nội dung như:
Biến thể B.1.617 đã được phân loại ở mức "biến thể đáng quan ngại" cấp độ toàn cầu, lây lan nhanh hơn và có thể có khả năng kháng những phương pháp bảo vệ từ các loại vaccine.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, có nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã có các ca bệnh nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng, dự báo trong thời gian tới dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, ngày 6/5/2021 UBND tỉnh ban hành Công văn số 226/UBND-VP6 v/v Tiếp tục triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Khác với ba đợt dịch trước, đợt dịch lần này có từ cả "bên trong và bên ngoài," trong khi đó, áp lực từ biên giới Tây Nam lớn, biến thể virus mới từ Ấn Độ lây lan nhanh hơn, nặng hơn...
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại một số địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh tiếp giáp với Ninh Bình là Hà Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch trong cộng đồng bùng phát trở lại đúng thời điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên nhu cầu đi lại, tập trung đông người tăng cao làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò lần đầu tiên được phát hiện ở huyện Yên Mô vào cuối năm 2020 và khoảng 1 tháng trở lại đây, bệnh có chiều hướng lây lan nhanh.
Nhật Bản không cho phép khán giả nước ngoài dự khán Thế vận hội Olympic và Paralympic vào mùa Hè tới nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự kiện trước nguy cơ có thể lây lan của COVID-19.
Từ cuối tháng 01/2021, dịch COVID-19 đã xuất hiện trở lại trong cộng đồng và lây lan nhanh ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đối với tỉnh Ninh Bình, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", Ban chỉ đạo của tỉnh, các cấp, các ngành và lực lượng chức năng đã chủ động triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Công việc vất vả, chịu nhiều áp lực, đặc biệt luôn đối mặt với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan bệnh dịch cho bản thân bất cứ lúc nào, nhưng với lòng yêu nghề, trách nhiệm với công việc, sự tận tâm với người bệnh, các bác sĩ, điều dưỡng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, ngày đêm lặng lẽ cống hiến cho nghề nghiệp mà mình đã chọn.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy hiểm, nhất là các ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh đã lây lan ra hơn 10 tỉnh, thành phố trong cả nước, với trên 400 ca bệnh tại cộng đồng tính từ ngày 27/1 đến nay. Do đó, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng nói chung và trong các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh nói riêng càng phải được kiểm soát, siết chặt và thực hiện nghiêm túc.
Dịch bệnh COVID-19 được phát hiện từ công nhân tại một Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng lây lan cộng đồng và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh đã tái khởi động lại các biện pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khẩu trang có thể giúp giảm nguy cơ lây lan của dịch bệnh COVID-19 khi mọi người sử dụng rộng rãi tại các địa điểm công cộng, giúp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19, để tránh dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 diễn ra vui tươi, an toàn, những ngày qua thành phố Ninh Bình đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID - 19.
Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hiện đã lây lan ra nhiều địa phương trong cả nước, trong 2 ngày (30-31/1), Sở Y tế Ninh Bình đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở y tế và khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.