Logo

    Tìm kiếm: hoàng long

    136 kết quả được tìm thấy

    Tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn

    Tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn

    Kinh tế-

    Ninh Bình được đánh giá là địa phương có tiềm năng về khoáng sản và vật liệu xây dựng phong phú về chủng loại và trữ lượng như đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, dôlômit, sét xi măng, sét gạch ngói và đá san lấp mặt bằng... Riêng các loại cát sỏi lòng sông tập trung chủ yếu ở các tuyến sông chính là sông Bôi (sông Hoàng Long) và sông Đáy thuộc ranh giới 2 tỉnh Ninh Bình- Nam Định (đoạn chảy qua thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, Kim Sơn).

    Phát triển thủy sản- hướng đi hiệu quả của vùng đất khó Gia Minh

    Phát triển thủy sản- hướng đi hiệu quả của vùng đất khó Gia Minh

    Công nghiệp-

    Nằm trong vùng xả tràn của đập tràn Lạc Khoái, xã Gia Minh (Gia Viễn) được xem là địa phương khó khăn nhất nhì tỉnh. Kinh tế kém phát triển, thu nhập của bà con chủ yếu dựa vào cây lúa nhưng năm nào có mưa to, bão lớn, nước lũ dâng cao thì coi như mất trắng. Biến khó khăn này thành lợi thế, tận dụng nguồn nước dồi dào của con sông Hoàng Long, những năm gần đây, Gia Minh đã tập trung đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương.

    Bảo vệ nguồn nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung

    Bảo vệ nguồn nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung

    Kinh tế-

    Hiện nay, nguồn nước đầu vào cung cấp cho các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh được lấy từ hệ thống sông, hồ chứa lớn như: Sông Bôi, Sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Mới, hồ Yên Thái, hồ Đồng Chương… Tuy nhiên, biến đổi khí hậu làm cho mực nước đang bị suy giảm, cùng với đó là tác động tiêu cực từ phát triển kinh tế tới môi trường và ý thức của người dân còn hạn chế nên nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung.

    Gia Viễn: Thu hoạch nhanh lúa ngoài đê

    Gia Viễn: Thu hoạch nhanh lúa ngoài đê

    Nông nghiệp-

    Nhờ thời tiết khá thuận lợi nên các xã ở huyện Gia Viễn có diện tích lúa ngoài đê Hoàng Long đã đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân sớm. Hiện nay ở các xã này còn trên 20% diện tích lúa (gần 130ha) đang chín. Hơn mười ngày nữa là đến lũ Tiểu mãn, vì vậy, nông dân các xã chú ý theo dõi sát sao thời tiết, có thể tiến hành gặt nhanh với phương châm "xanh nhà, hơn già đồng".

    Gia Lạc - Xã vùng phân lũ về đích nông thôn mới

    Gia Lạc - Xã vùng phân lũ về đích nông thôn mới

    Kinh tế-

    Nằm bên bờ hữu của đê Hoàng Long, nơi có đập tràn Lạc Khoái với nhiệm vụ xả lũ, phân lũ khi có lệnh... nên xã Gia Lạc (Gia Viễn) là địa phương bị ảnh hưởng lớn khi có thiên tai; nhất là khi mưa to, lũ lớn, đập tràn Lạc Khoái phải xả tràn thì Gia Lạc là địa phương đầu tiên chịu ảnh hưởng của lũ lụt; ngược lại khi lũ rút thì gần như lại là địa phương cuối cùng thoát khỏi cảnh ngập lụt. Thực tiễn cho thấy, cứ mỗi lần phải xả lũ thì không chỉ cuộc sống của người dân trong vùng phân lũ (trong đó có Gia Lạc) bị đảo lộn mà các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà cửa, cầu cống, kênh mương, đồng ruộng... bị tàn phá, hư hỏng; việc phát triển kinh tế của địa phương cũng bị ảnh hưởng lớn.

    Gia Viễn: Tập trung cho vụ sản xuất đông xuân

    Gia Viễn: Tập trung cho vụ sản xuất đông xuân

    Nông nghiệp-

    Sau mùa nước lũ, nước sông Hoàng Long rút đi để lại một vùng bãi bồi phù sa màu mỡ ngoài đê khá thuận lợi cho canh tác vụ đông xuân. Tuy nhiên, để vụ lúa ngoài đê cho hiệu quả cao, đòi hỏi các địa phương ở huyện Gia Viễn phải tuân thủ đúng lịch thời vụ, để lúa chín, cho thu hoạch trước hạ tuần tháng 5 - khi lũ tiểu mãn tràn về.

    Huyện Gia Viễn: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phòng, chống thiên tai

    Huyện Gia Viễn: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phòng, chống thiên tai

    Kinh tế-

    Đầm Cút thuộc địa bàn huyện Gia Viễn có vai trò quan trọng trong điều tiết lũ sông Hoàng Long và sông Đáy. Do ảnh hưởng của cơn bão số 10 trung tuần tháng 10/2017, mưa lớn diện rộng đã gây lũ lớn trên hệ thống sông Hoàng Long và sông Đáy, ảnh hưởng đến an toàn của đê điều, khiến cho tuyến đê Đầm Cút bị sạt lở nhiều vị trí, có nguy cơ vỡ đê, nhất là các đoạn thuộc khu vực các xã Gia Hòa, Gia Vân.

    Vườn chim hàng nghìn con ngay bãi sông Hoàng Long

    Vườn chim hàng nghìn con ngay bãi sông Hoàng Long

    Kinh tế-

    Đi dọc tuyến đê hữu hoặc đê tả sông Hoàng Long, đoạn qua xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn (ngay khu vực đập tràn Lạc Khoái), nếu chú ý, mọi người có thể phát hiện ra vườn chim nổi bật ngay giữa bãi sông. Ở đây có tới hàng nghìn, hàng vạn con chim gồm nhiều loài khác nhau nhưng chủ yếu là cò và vạc, chiều về chúng đậu trắng xóa khắp các cành cây. Chỉ cần đứng trên bờ đê là ta có thể thỏa sức quan sát, quay phim, chụp ảnh...

    Nho Quan: Lũ lụt vẫn diễn biến phức tạp

    Nho Quan: Lũ lụt vẫn diễn biến phức tạp

    Xã hội-

    Huyện Nho Quan không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3. Tuy nhiên do hoàn lưu bão nên trên địa bàn huyện những ngày qua có mưa to đến rất to. Mực nước trên sông Hoàng Long đo được vẫn ở mức cao. Huyện Nho Quan đang tăng cường các lực lượng theo dõi thường xuyên, đặc biệt phân công lực lượng tuần tra, kiểm soát các khu vực xung yếu để xử lý ngay các sự cố có thể xảy ra.

    Thành lập Hợp tác xã thủy sản Nhật Thành

    Thành lập Hợp tác xã thủy sản Nhật Thành

    Nông nghiệp-

    Ngày 9/6, tại nhà văn hóa thôn Hoàng Long, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, Đại hội thành lập Hợp tác xã (HTX) thủy sản Nhật Thành đã được tổ chức. Tham dự có lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, Hội nông dân tỉnh, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Gia Viễn, Chi Cục thủy sản (Sở Nông nghiệp & PTNT), đại diện UBND xã Gia Tân và 29 thành viên HTX.

    Gia Viễn vào vụ gặt

    Gia Viễn vào vụ gặt

    Nông nghiệp-

    Những ngày này, đi trên đê Hoàng Long mọi người đều cảm nhận không khí ngày mùa đã bắt đầu rộn rã. Các xã ven đê của Gia Viễn như Gia Trung, Gia Tiến, Gia Thắng... bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ lúa xuân. Niềm vui được mùa, nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt mỗi người.

    Gia Viễn, Nho Quan đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa xuân

    Gia Viễn, Nho Quan đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa xuân

    Nông nghiệp-

    Thiên nhiên đã ban tặng cho hai huyện Gia Viễn, Nho Quan một lợi thế lớn, đó chính là con sông Hoàng Long cung cấp nước phục vụ sản xuất và nguồn lợi thủy sản. Thế nhưng cứ vào mùa mưa, cũng chính con sông Hoàng Long đem dòng lũ từ thượng nguồn đổ về, có thể lấy đi những vụ lúa bội thu của người nông dân. do vậy, từ nhiều năm nay, huyện Gia Viễn và Nho Quan đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông xuân, ứng phó với lũ tiểu mãn, đặc biệt là trong vụ đông xuân 2017-2018 này.

    Bên dòng Hoàng Long lịch sử

    Bên dòng Hoàng Long lịch sử

    Tin Tức-

    Đã hơn một nghìn năm trôi qua, kể từ khi Hoa Lư trở thành Cố đô. Vùng đất Ninh Bình nay đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên những giá trị văn hóa về lịch sử, địa lý vẫn còn mãi.

    Lũ sông Hoàng Long xuống chậm, Bắc Biển Đông có mưa bão

    Lũ sông Hoàng Long xuống chậm, Bắc Biển Đông có mưa bão

    Thời sự-

    Theo dự báo lúc 21h ngày 14/10 của Trung tâm DBKTTV Trung ương, lũ trên sông Hoàng Long đang xuống chậm. Lúc 21 giờ ngày 14/10, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế: 3,86m (dưới BĐ3: 0,14m). Trong 12 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,60 m (trên BĐ2: 0,10m). Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,35m (dưới BĐ2: 0,15m). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1. Trong 12 giờ tới, ngập lụt ra tại một số vùng trũng, thấp thuộc tỉnh Ninh Bình sẽ giảm dần. Theo dự báo lúc 21h ngày 14/10 của Trung tâm DBKTTV Trung ương, lũ trên sông Hoàng Long đang xuống chậm. Lúc 21 giờ ngày 14/10, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế: 3,86m (dưới BĐ3: 0,14m). Trong 12 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,60 m (trên BĐ2: 0,10m). Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ xuống mức 3,35m (dưới BĐ2: 0,15m). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1. Trong 12 giờ tới, ngập lụt ra tại một số vùng trũng, thấp thuộc tỉnh Ninh Bình sẽ giảm dần.

    Lũ trên sông Hoàng Long đang xuống

    Lũ trên sông Hoàng Long đang xuống

    Thời sự-

    Thông tin từ Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cho biết: Mực nước lúc 9 giờ ngày 13/10 trên sông Hoàng Long tại Bến Đế là 4,73 m, giảm so với mức đỉnh 5,53 m của ngày 12/10 là 0,80m, tuy nhiên vẫn cao hơn báo động III là 0,73m.

    Gia Viễn nỗ lực khắc phục thiệt hại do mưa, úng

    Gia Viễn nỗ lực khắc phục thiệt hại do mưa, úng

    Nông nghiệp-

    Đến 13h chiều nay (13/10), mực nước trên sông Hoàng Long đã hạ xuống còn 4m61, giảm sự nguy cấp đến tuyến đê, không phải xả tràn Lạc Khoái. Song với lượng nước tích trữ trong đồng đang còn rất cao do chưa thể bơm tiêu ra sông Hoàng Long được; trong khi đó, thời tiết còn diễn biến rất phức tạp, hơn khi nào hết, các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện Gia Viễn đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi, giảm bớt những thiệt hại do mưa úng gây ra.

    Ninh Bình kiên cường chống lũ

    Ninh Bình kiên cường chống lũ

    Thời sự-

    Đêm ngày 11/10, mực nước sông Hoàng Long tại Bến Đế ở mức 5,3m, trên mức báo động III 1,3m, vượt qua đỉnh lũ của năm 2008 và chỉ đứng sau mốc lũ lịch sử của năm 1985… Trước tình thế nguy cấp "xả tràn" hay quyết tâm "giữ" là một bài toán khó cho lãnh đạo tỉnh và là thử thách đối với người dân vùng lũ. Đã có những giọt mồ hôi lo lắng của người lãnh đạo, những giọt nước mắt người dân... Song với sự đồng lòng, sự kiên cường dũng cảm và hơn hết là sự sát sao trong công tác chỉ đạo, đến sáng ngày 12/10 tất cả các tuyến đê của Nho Quan, Gia Viễn vẫn an toàn.

    Trắng đêm chống lũ trên sông Hoàng Long

    Trắng đêm chống lũ trên sông Hoàng Long

    Thời sự-

    Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trong nhiều ngày qua, trên địa bàn huyện Gia Viễn và vùng phụ cận đã có mưa to đến rất to, kèm theo giông gió. Tổng lượng mưa đo được đến hết ngày 11/10 là trên 400mm, gây ra tình trạng ngập úng nội đồng. Mưa to cùng với nước từ Hưng Thi (Hòa Bình) dồn về làm xuất hiện lũ lớn trên sông Hoàng Long. Mực nước trên sông Hoàng Long dâng cao từng giờ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn của tuyến đê.

    Tiểu ban tiền phương-Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh triển khai các biện pháp ứng phó với lũ trên sông Hoàng Long

    Tiểu ban tiền phương-Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh triển khai các biện pháp ứng phó với lũ trên sông Hoàng Long

    Thời sự-

    Chiều 11/10, tại huyện Gia Viễn, Tiểu ban tiền phương-Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã họp và triển khai các biện pháp ứng phó với lũ trên sông Hoàng Long. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Trưởng Tiểu ban tiền phương-Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chủ trì hội nghị.

    Người dân vùng lũ vẫn còn thiếu nước sạch

    Người dân vùng lũ vẫn còn thiếu nước sạch

    Xã hội-

    Một ngày cuối tháng 8, chúng tôi về thăm vùng xả lũ, chậm lũ của huyện Gia Viễn. Đi trên con đê hữu Hoàng Long nhìn xuống xã Gia Minh, những ngôi nhà nhỏ nằm dọc theo các con kênh, ngòi chằng chịt trong xã. Có một nghịch lý khi đến đây ai cũng dễ nhận thấy đó là sống giữa mênh mông sông nước nhưng hàng nghìn người dân vùng lũ ở xã Gia Minh vẫn đang khao khát được dùng nước sạch.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long