Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Ngày 30/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2.700.
Có 40 kết quả được tìm thấy
Ngày 30/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2.700.
Sau 1 năm triển khai Cổng dịch vụ công Quốc gia, tỉnh Ninh Bình đã cung cấp 2.046 dịch vụ công, trong đó: 664 dịch vụ công mức độ 3 và 570 dịch vụ công mức độ 4; 100% thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh đã được cập nhật, chuẩn hóa, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; 100% quy trình giải quyết TTHC của tỉnh đã được tin học hóa cung cấp công khai trên Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh. Qua đó, góp phần giảm sự tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với cán bộ thực thi công vụ, tạo môi trường hành chính hiện đại, minh bạch.
Sau gần một năm triển khai đưa các dịch vụ điện lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), đến tháng 11/2020, Công ty Điện lực Ninh Bình đã cung cấp trên 13.000 dịch vụ trực tuyến qua các kênh, trong đó qua kênh DVCQG là trên 3.000 dịch vụ, góp phần tiết kiệm thời gian, giảm sự tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với nhân viên, tạo môi trường thuận tiện, hiện đại, minh bạch cho khách hàng sử dụng điện.
Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức đi vào hoạt động ngày 9/12/2019, gồm 6 phần chính: cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; xác thực, đăng nhập một lần; thanh toán trực tuyến; hệ thống phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; hỗ trợ trực tuyến và Tổng đài hỗ trợ. Để triển khai thực hiện, Ninh Bình đã có nhiều giải pháp thực hiện kết nối, tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến các dịch vụ nhằm đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4, giúp người dân tiết kiệm chi phí, giảm thời gian đi lại và tăng tính minh bạch trong thu ngân sách.
Ngành thuế tích hợp 120 thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công, tiếp tục vượt mục tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính giao và đạt gần 130% so với kế hoạch của năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành triển khai đẩy mạnh ứng dụng Cổng dịch vụ công quốc gia.
Sáng 19/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức lễ khai trương Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Lễ khai trương được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số điềm cầu trải nghiệm thực tế tại một số địa phương.
Nghị định 87 quy định người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn.
Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Thuế đã thực hiện hoàn thành tích hợp 93 thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Cơ quan thuế trên cả nước đã tiếp nhận tổng cộng 85.190 đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với tổng số tiền gia hạn là trên 25.866 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020.
Ngày 13/3, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến công bố dịch vụ công tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, sơ kết 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ra mắt hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.
Chiều ngày 9/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã dự và chủ trì buổi lễ khai trương Cổng dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).
Sáng 1/11, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành về việc triển khai, thực hiện Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) có ưu thế là tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng tại một địa chỉ truy cập duy nhất; cung cấp thông tin tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ, cấp phép; người dân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ; hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần "Một cửa liên thông".
Với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, hệ thống cổng dịch vụ công bước đầu đã được triển khai hiệu quả; hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp; chất lượng nguồn nhân lực CNTT được nâng lên; công tác đảm bảo an toàn thông tin được chú trọng..., góp phần phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, đồng thời thúc đẩy công tác cải cách hành chính của tỉnh.