Có 1.220 kết quả được tìm thấy
Chiều 20/2, Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị lần thứ nhất để thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể.
60 năm xây dựng và phát triển (3/2/1965-3/2/2025), các thế hệ người làm báo Báo Tuyên Quang đã dày công vun đắp, xây dựng một tập thể đoàn kết, sáng tạo, lập nên những cột mốc đáng tự hào, hội nhập cùng tiến trình phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.
Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ngày 5/2/2025, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, đồng chí Đoàn Minh Huấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã ký ban hành Quyết định số 1539-QĐ/TU về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình.
Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã thích ứng với sự phát triển của công nghệ số, từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Trong thời đại công nghệ số và sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, những người trẻ đã tìm thấy nhiều cơ hội để thể hiện đam mê và sáng tạo nội dung. Một trong những gương mặt sáng giá trong cộng đồng này là Mai Trọng Nghĩa, người đã xây dựng sự nghiệp của mình nhờ vào các video hài hước và phản ánh chân thực những khía cạnh đời sống.
(Theo TTXVN)-PGS-TS Nguyễn Hữu Hiếu, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và PGS-TS Nguyễn Thị Ái Nhung, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) được trao Giải thưởng sáng tạo xuất sắc.
Năm 2025, tiếp nối những thành công trong thực hiện Chủ đề công tác năm 2024, Tỉnh ủy Ninh Bình đã quyết định lựa chọn chủ đề: “Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ cương, đổi mới sáng tạo, tăng tốc bứt phá”. Chủ đề không chỉ là sự kế thừa mà còn là sự khẳng định quyết tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đã đề ra, sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
Ngày 3/2/2025, Báo Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo video về chủ đề chào mừng thành phố Hoa Lư, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ - 2025.
Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử rất phong phú, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Từ lâu, các nhiếp ảnh gia Ninh Bình đóng vai trò là những “sứ giả văn hóa” giới thiệu vẻ đẹp Ninh Bình tới công chúng.
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là xu thế đang diễn ra mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tại nhiều Quốc gia, đặc biệt tại hơn 350 thành phố thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN). Bắt kịp nhanh xu hướng chung của thế giới, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã sớm xác định phát triển Cố đô Hoa Lư và hai đô thị trực thuộc là thành phố Hoa Lư và thành phố Tam Điệp trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa mới của khu vực đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời, tỉnh cũng tích cực xây dựng lộ trình gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) giai đoạn tiếp theo dựa trên các lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng bền vững.
Phát huy những kết quả, thành tích của năm học trước, năm học 2024-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đặt mục tiêu tiếp tục phấn đấu tạo sự đột phá về chất lượng giáo dục, tiếp nối truyền thống hiếu học của quê hương, đáp ứng sự tin tưởng, kỳ vọng của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh.
Ninh Bình đang tự tin hướng đến khát vọng về một nền nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa giá trị; kết hợp hài hòa tài nguyên bản địa, bản sắc văn hóa, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để truyền tải bản sắc địa phương.
Ninh Bình - vùng đất địa linh nhân kiệt, với truyền thống lịch sử, văn hóa trải dài hàng nghìn năm, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, sự phát triển của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ bao chứa cả văn hóa dân tộc và tinh hoa của người Cố đô. Đây được xem là nền tảng cho sự đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch, tạo thêm động lực thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển.
Cùng với cả nước, Ninh Bình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) từ năm 2010. Bằng nhiều cách làm sáng tạo, riêng có, tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ninh Bình đặt ra mục tiêu lớn hơn là trở thành một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đích đến đang ngày càng gần với Ninh Bình.
Một mùa Xuân nữa lại về với những người con đất Việt, đặc biệt là đối với những kiều bào ở xa Tổ quốc. Với chị Trương Thị Thanh Hương - một kiều bào đã nhiều năm giới thiệu, quảng bá các món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt trên đất Mỹ, thì Tết là dịp để chị thoả sức sáng tạo và thể hiện tình yêu quê hương, hướng về cội nguồn thông qua sự độc đáo của phong vị Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), sáng 22/1 theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức toạ đàm theo hình thức ăn sáng làm việc với chủ đề: “Dược phẩm Việt Nam trong kỷ nguyên số - tương lai từ đổi mới sáng tạo và công nghệ”.
Ngày 12/1, nhiều người dân Nhật Bản hào hứng xếp hàng trước Bảo tàng quốc gia về Khoa học và Đổi mới sáng tạo ở thủ đô Tokyo để thưởng thức món “kem ảo” lần đầu tiên được giới thiệu.
Sau hơn 32 năm tái lập và phát triển, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đạt được nhiều kết quả phát triển nổi bật, toàn diện. Với tư duy quản trị rộng mở, quan điểm phát triển bền vững, định hướng phát triển của Đô thị di sản thiên niên kỷ đang dần hiện hữu. Tỉnh cũng đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và thực thi các kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị di sản, từ đó giúp đô thị phát triển một cách bền vững và trở nên độc đáo hơn.
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã ở các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tới dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Ninh Bình trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư.