Thời gian qua, xã Khánh Phú (Yên Khánh) đã chú trọng cải cách hành chính, qua đó không chỉ giảm phiền hà cho người dân mà còn góp phần đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, công chức xã, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền.
Thời gian qua, xã Khánh Phú (Yên Khánh) đã chú trọng cải cách hành chính, qua đó không chỉ giảm phiền hà cho người dân mà còn góp phần đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, công chức xã, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền.
Gần dân, sát dân, nhiệt tình, trách nhiệm, các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang phát huy khá tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân nắm kỹ năng sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản và giúp người dân tương tác với chính quyền, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số từ cấp cơ sở và tạo ra các công dân số.
Cải cách hành chính (CCHC) nhất là thủ tục hành chính (TTHC) là một nhiệm vụ quan trọng đã và đang được cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; còn người dân và doanh nghiệp rất mong muốn làm sao để TTHC đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi và dễ thực hiện nhất.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, trong đó tập trung phát triển chính quyền số, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nội bộ các cơ quan Nhà nước; phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích số; phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm an toàn thông tin.
Ngày 12/5, Tỉnh đoàn phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn "Chuyển đổi số trong phát triển hoạt động khởi nghiệp của thanh niên năm 2023" cho 200 đoàn viên thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh.
NHNN đã phối hợp với C06 - Bộ Công an đối soát, làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, hiện đang tiếp tục rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng.
Thực hiện Văn bản số 954, ngày 12/3/2023 của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai các biện pháp đảm bảo đến ngày 31/3/2023, tất cả các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin thuê bao đúng quy định và trùng khớp với thông tin được đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các doanh nghiệp viễn thông di động trên địa bàn tỉnh đã và đang rà soát, đối chiếu, xác thực thông tin của các thuê bao, hướng tới môi trường di động an toàn, văn minh, góp phần trong công tác thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công an đã có cơ chế phối hợp cụ thể trong việc xác thực các tài khoản trên mạng.
Nhằm đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ của Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Công an thành phố Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ cấp tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID cho công dân. Qua đó, tạo điều kiện cho công dân kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh và trở thành công dân số.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ công tác cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chưa đầy một giây, tin tặc có thể tìm ra 1 trong số 10 mật khẩu phổ biến nhất thế giới và đăng nhập vào tài khoản trên mạng Internet của nạn nhân.
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình (Công ty Điện lực Ninh Bình) đã tích cực thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực, trong đó chú trọng chuyển đổi số trong các hoạt động dịch vụ khách hàng, qua đó mang lại lợi ích nhiều mặt trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là hướng tới khách hàng với những dịch vụ điện ngày càng tốt hơn.
Thời gian qua, xác định chuyển đổi số nhằm mang lại lợi ích trong công tác khám, chữa bệnh (KCB), các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, máy móc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng KCB và hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Cùng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Ninh Bình đã triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thu các khoản thu trong trường học. Đến nay, 100% các nhà trường trên địa bàn thành phố đã thực hiện theo hình thức này. Qua đó tạo sự minh bạch trong thu chi, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong toàn ngành.
Cuối năm 2022, Đảng bộ huyện Yên Mô được tỉnh chọn làm điểm triển khai xây dựng "Sổ tay đảng viên điện tử". Ngay sau khi được lựa chọn thí điểm, Huyện ủy Yên Mô đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đến nay bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần quan trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, "số hóa" trong công tác Đảng.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin chính thống cho đảng viên có ý nghĩa rất quan trọng.
Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của giáo dục hiện đại, ngành Giáo dục Kim Sơn đã chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn huyện nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học; đồng thời tuyên truyền, khuyến khích cán bộ, giáo viên thay đổi tư duy, nhận thức, đổi mới phương pháp dạy học… Qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn tại các nhà trường.
Trong những năm học gần đây, bên cạnh thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong dạy và học, ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố Ninh Bình đã chú trọng các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh khi khai thác, tham gia môi trường mạng. Qua đó, giúp học sinh chủ động tiếp cận kho học liệu lớn phục vụ học tập, trang bị cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những thông tin xấu, độc trên mạng Internet.
Chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là vấn đề mang tính chiến lược được đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 khiến cách thức tiếp cận du lịch thay đổi. Nắm bắt xu thế đó, ngành du lịch Ninh Bình đã và đang tích cực triển khai "du lịch số". Đây được xem như đòn bẩy thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển bền vững hơn. Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Du lịch về vấn đề này.
Theo Luật Cư trú năm 2020, từ 1/1/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ hết hiệu lực, các tổ chức, cá nhân không sử dụng sổ hộ khẩu, số tạm trú giấy trong thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) mà thay vào đó là các giao dịch trên môi trường điện tử hoặc giấy xác nhận về thông tin cư trú, phiếu thông báo số định danh cá nhân. Sau gần 3 tháng triển khai, việc bỏ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú, giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bảo đảm thuận lợi, nhanh gọn, người dân hài lòng khi cắt giảm được nhiều giấy tờ rườm rà.
© 2020 Bản quyền thuộc về Báo Ninh Bình điện tử.
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.