Có 13 kết quả được tìm thấy
Nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của dân tộc, tỉnh Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi, có lợi thế cạnh tranh đặc biệt về du lịch. Nhận diện rõ tiềm năng và lợi thế, trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy du lịch phát triển.
Trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn mới, huyện Gia Viễn phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025. Để thúc đẩy du lịch phát triển, thu hút khách trong nước và quốc tế, huyện Gia Viễn đã tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, thậm chí nỗ lực để mỗi người dân đều có thể trở thành một "đại sứ" du lịch.
Trong khuôn khổ dự án thúc đẩy du lịch bền vững tại Tràng An, sáng 24/11, Văn phòng UNESCO Hà Nội và UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi "Kể chuyện Di sản qua tranh" từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021.
Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam vẫn không ngừng chuyển đổi số. Thời gian gần đây, một loạt ứng dụng trên các nền tảng số đã được Tổng cục Du lịch nghiên cứu, triển khai và đưa vào sử dụng để tăng trải nghiệm cho du khách, cải thiện môi trường du lịch.
Du lịch nông thôn hiện nay có vị trí quan trọng trong xu thế hội nhập và phát triển. ở Ninh Bình tuy mới hình thành khoảng hơn chục năm trở lại đây nhưng du lịch nông thôn đã mang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân ở một số làng quê, góp phần thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Cúc Phương là xã vùng cao của huyện Nho Quan, có trên 96% đồng bào dân tộc Mường sinh sống với nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Cúc Phương đã đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng mô hình "Dân vận khéo trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường", nhằm lưu giữ nét đẹp quê hương, là nhân tố thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Với đặc thù là ngành kinh tế đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đắc lực từ công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá nhằm giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh cũng như cơ chế, chính sách về du lịch đến với du khách trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư… Những năm qua, ngành du lịch tỉnh nhà đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển, mở rộng. Trong đó, công tác thông tin đối ngoại với nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hình thức tuyên truyền đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, huy động được sự vào cuộc hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, tạo "lực đẩy" mạnh mẽ cho ngành du lịch Ninh Bình "cất cánh", góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Ngày 19/4, Hội Người khuyết tật tỉnh phối hợp với Dự án thúc đẩy du lịch tiếp cận cho người khuyết tật Việt Nam tổ chức tọa đàm tiếp cận du lịch cho người khuyết tật tỉnh Ninh Bình. Dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành và 30 đại biểu đại diện cho người khuyết tật trong tỉnh.
Ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở Ninh Bình nói chung và các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói riêng đã khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; thúc đẩy du lịch phát triển và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm nâng tầm các nghề thủ công truyền thống của địa phương và thúc đẩy sự phát triển của nó trong điều kiện hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều quyết sách để khai thác các thế mạnh của các loại hình nghề truyền thống. Xin giới thiệu với bạn đọc nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Ninh Bình với đồng chí Phạm Thị Hồng, TUV, Giám đốc Sở Công thương xung quanh vấn đề này.
Dự án xây dựng tuyến đường ĐT 477 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh. Đây là tuyến đường tránh thành phố Ninh Bình có vai trò rất quan trọng và cấp thiết trong công tác phân luồng giao thông. Tuyến đường hoàn thành không chỉ thúc đẩy du lịch phát triển mà còn phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn rừng Quốc gia Cúc Phương, phục vụ phân lũ, chậm lũ sông Hồng và là tuyến đường ngang nối liền hệ thống các tuyến đường giao thông quan trọng của Quốc gia như: đường cao tốc Hà Nội- Ninh Bình, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường Hồ Chí Minh.
Việc ra đời Nghị quyết 15-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch vừa ban hành chương trình hành động tăng cường thu hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa với trọng tâm là chiến dịch khuyến mãi tour trọn gói mang tên Ấn tượng Việt Nam trên phạm vi toàn quốc.