Hối hả vào vụ gieo cấy lúa mùa
Vụ mùa 2025 tại các xã phía Bắc tỉnh đang hối hả với quyết tâm, nỗ lực đảm bảo gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị cho nông dân.
Có 1.785 kết quả được tìm thấy
Vụ mùa 2025 tại các xã phía Bắc tỉnh đang hối hả với quyết tâm, nỗ lực đảm bảo gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị cho nông dân.
Tại vùng trồng dứa trọng điểm ở phía Nam của tỉnh, hàng nghìn hecta dứa đang cho năng suất và giá bán cao chưa từng thấy, giúp nông dân thu về hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng. Đây không chỉ là niềm vui của người trồng dứa mà còn khẳng định vị thế đặc sản “Dứa Đồng Giao” - niềm tự hào của Ninh Bình.
Mới chỉ góp mặt trên những cánh đồng Ninh Bình trong vài vụ gần đây, giống lúa Ngọc Nương 9 đã nhanh chóng khẳng định vị thế vượt trội. Với khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng khỏe, giống lúa này mang lại những giàn lúa trĩu hạt, ít lép và chất lượng gạo nổi bật. Thành công ấn tượng này không chỉ hứa hẹn một mùa vàng bội thu mà còn mở ra lựa chọn canh tác đầy tiềm năng, giúp bà con nông dân đa dạng hóa sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận.
Những ngày này, ở khắp các cánh đồng trên địa bàn tỉnh đang khoác lên mình sắc vàng óng ả của lúa chín, báo hiệu một vụ Đông xuân bội thu. Tiếng máy gặt rền vang, xe tải, xe kéo tấp nập chở thóc về nhà cùng tiếng cười của người nông dân tạo nên một bức tranh làng quê rộn ràng, đầy sức sống.
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng của huyện Yên Mô, nông dân đang tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa và các cây trồng vụ Xuân, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Mùa năm 2025.
Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thổi một luồng gió mới vào những cánh đồng ở Ninh Bình, kiến tạo nên hình ảnh người nông dân của thời đại mới: Tự tin, năng động và đầy khát vọng đổi mới. Họ không ngần ngại tiếp cận khoa học công nghệ, mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất truyền thống để vươn tới một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả hơn.
Chiều 6/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTW của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020-2025.
Trong kỷ nguyên số, nông nghiệp không còn là câu chuyện của những thửa ruộng bao la và đôi tay lấm bùn. Tại Ninh Bình, khi những người nông dân dần làm quen và làm chủ các công nghệ hiện đại, đã viết nên câu chuyện “Nông dân thời công nghệ số” đầy triển vọng. Những tín hiệu tích cực từ các mô hình ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh đã minh chứng cho sự nỗ lực thay đổi tư duy, cách làm, mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp địa phương, hướng tới quản lý hiệu quả và sản xuất nông sản chất lượng cao.
Nhằm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông xuân 2025, ngành chuyên môn cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tăng cường kiểm tra đồng ruộng, khuyến cáo nông dân phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là đối với các trà lúa Xuân muộn đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Gần 15 năm kể từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Ninh Bình đã ghi dấu một chặng đường phát triển mang tính bản lề trong tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ một tỉnh thuần nông, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập thấp, đến nay, Ninh Bình đã trở thành điểm sáng trong toàn quốc về xây dựng NTM.
Ngày 13/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Bình) phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed tổ chức hội nghị đánh giá kết quả trình diễn giống lúa TBH 456 vụ Đông xuân 2024-2025 tại HTXnông nghiệp Hoa Tiên, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn. Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện các HTX nông nghiệp và đông đảo nông dân trên địa bàn.
Sáng 9/5, tại Trung tâm Dạy nghề Hội Nông dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức lớp tập huấn công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Tham dự có 150 học viên là lãnh đạo và chuyên viên phụ trách môi trường Phòng Nông nghiệp và Môi trường các huyện, thành phố.
Du lịch Ninh Bình đón hàng triệu lượt khách mỗi năm do vậy đây chính là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho nông sản địa phương. Việc đưa nông sản vào hệ thống nhà hàng, khách sạn để trở thành những món ăn tinh túy trên bàn tiệc hay quà đặc sản trong hành lý của du khách không chỉ giúp tăng thu nhập cho nông dân mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch khi đến với miền đất Cố đô.
Việc hình thành lớp nông dân mới-những “đại điền” đang giúp hiện thực hóa chủ trương sản xuất lớn, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, giảm thiểu tình trạng bỏ vụ, bỏ ruộng, sản xuất manh mún. Tuy nhiên, cần có những cơ chế, chính sách đột phá của Nhà nước cho những nông dân này để họ có thêm điều kiện phát triển.
Hiện nay, trước sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng, nhưng ngược lại có những “đại điền”-những người tiên phong trong thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Họ âm thầm thực hiện cuộc cách mạng trên chính mảnh đất quê hương, từ đó khẳng định vai trò, giá trị của kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh mới.
Huyện Kim Sơn có khoảng 1.300 ha nuôi ngao thương phẩm, tập trung từ ngoài đê Bình Minh III đến Cồn Nổi. Những ngày này, nông dân nơi đây đang bước vào chính vụ thu hoạch, nhờ được mùa, được giá nên bà con rất phấn khởi.
Kết quả nghiên cứu gần đây của Nhật Bản cho thấy, nếu nông dân lắp đặt các tấm pin Mặt Trời trên ruộng lúa, tổng doanh thu của họ, bao gồm cả thu nhập từ việc bán điện năng lượng Mặt Trời, có thể tăng gấp hơn 5 lần. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Khoa học Nông nghiệp Yoichiro Kato của Đại học Tokyo đứng đầu cũng phát hiện rằng phương pháp canh tác này làm giảm năng suất lúa khoảng 20% và giảm chất lượng gạo, bao gồm cả hương vị.
Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã trở thành kênh tín dụng quan trọng, trợ giúp cho nông dân trên địa bàn tỉnh xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.
Sáng 1/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hoa Lư tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn Tỉnh hội cho hộ hội viên nông dân tham gia dự án “Nuôi cá nước ngọt thâm canh” thuộc phường Ninh Giang, xã Ninh Nhất, xã Trường Yên (thành phố Hoa Lư).
Sáng 30/3, tại Nhà văn hóa thôn Đồi Ngô, Công ty cổ phần Sinh hóa Thiện Nông phối hợp với Hội Nông dân xã Gia Hòa (Gia Viễn) tổ chức Hội thảo đầu bờ chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên cây ăn quả và cây lúa.
Những ngày này, tại vùng ven biển Kim Sơn, nông dân đang rộn ràng khí thế chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới 2025-vụ tôm chính vụ quan trọng nhất trong năm. Với kinh nghiệm dày dặn, sự đầu tư bài bản, bà con nơi đây kỳ vọng sẽ có một vụ tôm thắng lợi.
Ngày 11/3, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo tổng kết dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại tỉnh Ninh Bình.
Những năm qua, nghề nuôi hàu giống ở Kim Sơn phát triển mạnh mẽ, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Đặc biệt, từ cuối năm 2024 trở lại đây, giá hàu giống tăng mạnh, nhiều hộ nông dân phấn khởi vì trúng đậm, thu về tiền tỷ.
Sáng 5/3, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức cho gần 200 cán bộ chuyên trách Hội Nông dân các cấp đi học tập kinh nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế tại huyện Yên Mô.
Những năm qua, Ngân hàng Nông nghệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Nam Ninh Bình đã và đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển. Từ nguồn vốn vay đã có rất nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước vươn lên làm giàu.