Có 4.948 kết quả được tìm thấy
Sáng 21/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Cải cách tài chính công là một trong sáu nội dung trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030. Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện cải cách tài chính công một cách đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 14/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2025, tổng kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Ninh Bình là 9.755 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2024 là hơn 3 nghìn tỷ đồng. Tỉnh Ninh Bình xác định dòng vốn này sẽ tác động lan tỏa tới các ngành kinh tế, góp phần tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tăng năng lực của nền kinh tế, thu hút đầu tư cho phát triển bền vững. Vì vậy, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành trong tỉnh đã vào cuộc mạnh mẽ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.
Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới lần thứ 12 do Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đăng cai tổ chức tại Dubai từ ngày 11-13/2 sẽ khám phá những chuyển đổi toàn cầu, tập trung vào các cơ hội và thách thức trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quản trị, kinh tế và công nghệ.
Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã thích ứng với sự phát triển của công nghệ số, từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Năm 2025, tỉnh Ninh Bình có 12 nữ thanh niên viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, trong đó có Trương Khánh Linh - cô gái trẻ đầy nhiệt huyết với khát khao được góp sức trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nóng, luôn nhận được sự quan tâm của xã hội. Để giải quyết vấn đề này, việc trồng cây xanh được xem là giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm kinh tế. Hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, đặc biệt là thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Chính phủ, tỉnh Ninh Bình đã tích cực hưởng ứng trồng cây, gây rừng, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày nhưng để đảm bảo thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp không bị gián đoạn, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã bố trí cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hải quan 24/7, do đó hoạt động xuất, nhập khẩu vẫn diễn ra bình thường, góp phần tạo đà cho kinh tế tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm.
Cánh đồng cửa làng Thạch Lỗi, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô, mùng 6 Tết, không khí thu hoạch khoai tây rộn ràng. Mặc dù thời tiết bất thuận, nhưng do chăm bón đúng kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nên khoai tây vẫn cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 5/2, UBND tỉnh tổ chức hội nghị phiên thường kỳ để thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 1, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2025. Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các địa phương, tình hình phân bổ vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới…
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh đã tăng cường các hoạt động hành quân dã ngoại kết hợp công tác dân vận, giúp đỡ các địa phương phát triển kinh tế-xã hội, sát cánh cùng Nhân dân ứng phó thiên tai, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ, thắt chặt tình đoàn kết quân-dân.
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là xu thế đang diễn ra mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tại nhiều Quốc gia, đặc biệt tại hơn 350 thành phố thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN). Bắt kịp nhanh xu hướng chung của thế giới, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã sớm xác định phát triển Cố đô Hoa Lư và hai đô thị trực thuộc là thành phố Hoa Lư và thành phố Tam Điệp trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa mới của khu vực đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời, tỉnh cũng tích cực xây dựng lộ trình gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) giai đoạn tiếp theo dựa trên các lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng bền vững.
Năm 2024, công tác đối ngoại của tỉnh ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, thiên nhiên và con người Ninh Bình tới bạn bè quốc tế. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh về môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Ngày 30/1, giá vàng đã đạt kỷ lục mới, do sự không chắc chắn về các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự suy yếu của đồng USD sau báo cáo tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ninh Bình - vùng đất địa linh nhân kiệt, với truyền thống lịch sử, văn hóa trải dài hàng nghìn năm, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, sự phát triển của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ bao chứa cả văn hóa dân tộc và tinh hoa của người Cố đô. Đây được xem là nền tảng cho sự đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch, tạo thêm động lực thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển.
Năm 2024, Du lịch Ninh Bình tiếp tục đánh dấu bước phát triển vượt bậc khi vượt xa so với các chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, tỉnh đã đón 1,5 triệu lượt du khách quốc tế. Những con số ấn tượng này tạo niềm tin và động lực để Ninh Bình hiện thực hóa khát vọng trở thành một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2024 là một năm đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng trong hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Bình. Các đại biểu HĐND đã thể hiện vai trò giám sát, quyết định và đại diện Nhân dân một cách tích cực, góp phần hoạch định chiến lược, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.
Vượt qua khó khăn, thách thức, năm 2024, Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu; tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,56%. Đây là nền tảng quan trọng để tỉnh hoàn thành mục tiêu cả giai đoạn 2020-2025, từng bước phấn đấu đến năm 2030 là cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng Sông Hồng.
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), sáng 22/1 theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức toạ đàm theo hình thức ăn sáng làm việc với chủ đề: “Dược phẩm Việt Nam trong kỷ nguyên số - tương lai từ đổi mới sáng tạo và công nghệ”.
Năm 2024, huyện Kim Sơn có gần 5.500 lượt khách hàng được vay vốn tín dụng chính sách và hiện tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên toàn huyện lên tới gần 876 tỷ đồng (cao nhất trong số các huyện, thành phố của tỉnh). Nguồn vốn tín dụng chính sách thực sự đã trở thành động lực quan trọng giúp người dân ven biển Kim Sơn, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, thoát nghèo và làm giàu.
Các nền kinh tế châu Á được kỳ vọng sẽ dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu vào năm 2025, bất chấp những thách thức hiện tại. Đây là nhận định được tổ chức tư vấn Asia House có trụ sở tại London đưa ra trong báo cáo công bố ngày 16/1.