Mở màn 'Hành trình hồi sinh' cho động vật hoang dã
Sáng 30/12, Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức vận hành chương trình 'Hành trình hồi sinh' sau thời gian nghiên cứu và phát triển.
Có 107 kết quả được tìm thấy
Sáng 30/12, Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức vận hành chương trình 'Hành trình hồi sinh' sau thời gian nghiên cứu và phát triển.
Những ngày vừa qua, Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (SVW) đã liên tục tiếp nhận, cứu hộ 7 cá thể động vật hoang dã từ 5 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Men theo những con đường quanh co, du khách được chiêm ngưỡng vẻ cao lớn, uy nghi của những cây chò, cây sấu ngàn năm tuổi, khám phá thế giới của những loài côn trùng và động vật hoang dã.
Kim Sơn là huyện ven biển, có khoảng trên 600 ha rừng phòng hộ. Vào mùa di trú, mỗi ngày có tới hàng nghìn cá thể chim hoang dã tìm đến trú ngụ tại các khu vực ven rừng. Từ đây nạn săn bắt chim trời lại diễn ra. Mặc dù chính quyền địa phương đã tăng cường các giải pháp kiểm tra, xử lý hành vi săn bắt, kinh doanh các loại chim hoang dã, nhưng tình trạng trên chưa được khắc phục triệt để.
Chiều và tối ngày 23/11, Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tổ chức tái thả 30 cá thể Cầy vòi mốc sau khi cứu hộ thành công, nay đủ điều kiện trở về với tự nhiên.
Ngày 29/10, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật (Vườn Quốc gia Cúc Phương) đã tiến hành tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh và Hạt Kiểm lâm thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương).
Sau hơn 1 năm được Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt chuyển giao, tái thả về khu đảo Ngọc thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, gia đình voọc mông trắng đã cho sinh sản cá thể đầu tiên.
Trong rất nhiều khó khăn về di chuyển giữa đại dịch, sau hơn 10 tiếng đồng hồ vượt cung đường từ Cúc Phương (Ninh Bình) tới Điện Biên, ngày 8/9, Đội cứu hộ của Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương và Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã tiếp nhận thành công 2 cá thể Tê tê từ Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Điện Biên.
Vào lúc 4h chiều ngày 15/6/2021, theo giờ Mỹ (tức 6h sáng ngày 16/6 theo giờ Việt Nam), anh Nguyễn Văn Thái, 39 tuổi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife), được công bố là 1 trong 6 người trên thế giới và là nhà bảo tồn đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng môi trường Goldman (Goldman Environmental Prize) - Giải thưởng môi trường lớn nhất thế giới, được ví như giải "Nobel Xanh".
Với những đóng góp không mệt mỏi gần hai mươi năm trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là loài Tê tê, anh Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (tên tiếng Anh là Save Vietnam's Wildlife - SVW), trụ sở tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách Hội chuyên gia nghiên cứu Tê tê thế giới với vai trò là Phó Chủ tịch Hội.
Cùng với phát triển kinh tế, con người ngày càng quan tâm đến sự cân bằng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Ninh Bình được ghi nhận là địa phương có tài nguyên thiên nhiên phong phú và độc đáo, là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm. Lợi thế này đang được tỉnh xây dựng và phát triển thành sản phẩm riêng có - Du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã. Không chỉ đơn giản là "thưởng thức thiên nhiên", hình thức du lịch này còn giúp du khách biết cách học hỏi, tôn trọng và gìn giữ thiên nhiên.
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình là một điểm đến lý tưởng cho du khách quan tâm về phúc lợi động vật và công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.
Ngày 20/3, 92 cá thể của 17 loài động vật hoang dã sau cứu hộ đã được tái thả tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương. Sự kiện được VQG Cúc Phương phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thực hiện.
Chiều 10/3, tại Công viên động vật hoang dã quốc gia Việt Nam (xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan), Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức phát động trồng cây hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh. Tham dự có đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Nho Quan.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước. Khu vực này còn có địa hình núi đá vôi hiểm trở, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đậm nét đẹp hoang sơ. Ngoài bảo tồn được tính nguyên vẹn, Vân Long còn có giá trị cao về đa dạng sinh học, là nơi có điều kiện tốt cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học luôn được xem là nhiệm vụ cấp thiết.
Ngày 22/10, tại Ninh Bình, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với tổ chức WCS của Mỹ tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý hiếm trong hệ thống Tòa án nhân dân".
Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, trong những năm qua, công tác bảo vệ động vật hoang dã nói chung và các loài chim hoang dã, chim di cư nói riêng đã được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức quan tâm chỉ đạo tích cực, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ các loài chim hoang dã, các đàn chim di cư, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh ta.
Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên được thành lập ở Việt Nam (năm 1962) dựa trên những giá trị độc đáo về lịch sử địa chất, cảnh quan và sự đa dạng của hệ thực, động vật. Cùng với việc bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên rừng, hệ sinh thái vùng núi đá vôi, thời gian qua Ban Quản lý Vườn đã có nhiều nỗ lực trong cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm đang bị đe dọa nguy cấp ở Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình vừa tiếp nhận 2 cá thể gấu ngựa con là nạn nhân của một thương vụ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Vừa qua, đội cứu hộ của Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương (TCC) phối hợp với Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP), tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) đã thực hiện cứu hộ 101 cá thể rùa nguy cấp được Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk bàn giao sau khi tịch thu từ một người dân nuôi nhốt trái pháp luật.
Năm nay, sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 - 21h30 thứ Bảy, ngày 28/3/2020. Chủ đề, thông điệp Giờ trái đất năm 2020 tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hành vi để tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tái sử dụng và tái chế chất thải, chống rác thải nhựa, bảo vệ động vật hoang dã... qua đó thực hiện tốt hơn các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh.
Trải qua những ngày tháng bị buôn bán, nuôi nhốt trong những lồng sắt gỉ, bị con người trích hút lấy mật, nhưng sau cùng, những chú gấu đã có một cái kết có hậu khi được Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (Four Paws Viet) giải cứu đưa về Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình, được chăm sóc sức khỏe, phục hồi tập tính tự nhiên trong môi trường bán hoang dã.
Vừa qua, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã cứu hộ thành công 16 cá thể Tê Tê Java từ một vụ buôn bán trái phép động vật hoang dã.
Ngày 7/1, Ban Quản lý (BQL) Công viên động vật hoang dã (ĐVHD) quốc gia tại Ninh Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020.