Rau xanh tăng giá sau những ngày mưa lớn kéo dài
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ dân sinh tăng mạnh.
Có 11 kết quả được tìm thấy
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ dân sinh tăng mạnh.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua dẫn đến nguồn cung nhiều loại rau, củ, nhất là rau xanh bị thiếu hụt và giá rau ở nhiều chợ dân sinh tăng cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất và cuộc sống của người dân. Để bù đắp thiếu hụt rau xanh, hiện nay các vùng sản xuất rau đang tập trung xuống giống, nhất là các loại rau vụ Đông sớm.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết từ năm 2030, Việt Nam sẽ cấm toàn bộ túi nylon, kể cả các khu chợ dân sinh cũng sẽ không còn túi nylon dùng một lần.
Mặc dù tỉnh ta đang kiểm soát khá tốt dịch bệnh COVID-19 nhưng hiện nay, số ca dương tính với virut SARS-CoV-2 trên cả nước chưa có dấu hiệu giảm, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng cao. Để chủ động cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân khi xuất hiện ca F0 trong cộng đồng, buộc phải tạm dừng các hoạt động các chợ truyền thống, chợ dân sinh do phong tỏa và các khu vực dân cư bị cách ly, Sở Công thương đã chủ động xây dựng Kế hoạch tổ chức chợ tạm và phiên chợ lưu động trên địa bàn tỉnh nhằm duy trì cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của nhân dân.
Khảo sát thị trường hàng hóa sau Tết tại các chợ dân sinh và siêu thị cho thấy, hầu hết các loại hàng hóa đều không tăng, một số mặt hàng còn có số lượng khá dồi dào và giảm nhẹ, như thịt lợn, rau xanh, củ quả các loại...
Khảo sát tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh cho thấy, sau Tết, các loại thực phẩm được bày bán dồi dào, phong phú, giá cả ổn định, một số mặt hàng giảm giá nhẹ.
Sau gần 10 ngày xuất hiện ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên, các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Kim Sơn đều thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội. Tuyến đường chính về các xã, thị trấn trên địa bàn huyện vắng vẻ, ít người đi lại, các chợ dân sinh vẫn họp đều đặn nhưng người dân đến mua bán không đông vui, tấp nập như trước.
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi của những tháng đầu năm, nguồn cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng, những ngày cuối tháng 11, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Ninh Bình không ngừng tăng, lên mức cao nhất từ hai năm trở lại đây và có khả năng tiếp tục đà tăng nữa vào dịp cuối năm, khiến cả tiểu thương và người tiêu dùng đều lo ngại.
Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến nhiều người dân đô thị có thói quen mua bán, sử dụng thức ăn đường phố, chế biến sẵn tại các chợ dân sinh bởi sự tiện lợi, giá cả hợp lý và nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thức ăn này thường không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc và các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do thực phẩm gây ra.
Hiện nay, trong điều kiện môi trường, nguồn nước ở nhiều địa phương đang ngày càng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và chất thải của các khu công nghiệp gây ra, thì tình trạng thực phẩm nhiễm độc khó có thể kiểm soát được, đặc biệt tại các chợ dân sinh. Việc được sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn đang là niềm mong mỏi của mọi người dân và là việc làm cần thiết, quan trọng được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo.
Hiện nay, tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, nấm ăn được bày bán khá phổ biến, nhưng đa phần các sản phẩm này đều không có hạn sử dụng, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc và được bày bán sơ sài, để lẫn với các loại rau củ quả khác, không bảo quản lạnh, thậm chí phơi nắng.