Có 1.770 kết quả được tìm thấy
"Lúa ma" hay còn gọi là lúa cỏ, lúa hoang xuất hiện ở Ninh Bình vài năm trở lại đây và đang có xu hướng gia tăng. Loại lúa này gây thiệt hại về kinh tế và đang khiến không ít nông dân phải lo lắng, bất an. Hiện nay, trên nhiều cánh đồng, người dân đang khẩn trương tập trung xử lý và loại bỏ loại lúa này.
Sáng 30/3, Hội Nông dân huyện Yên Mô phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức ra mắt HTX sản xuất thủ công mỹ nghệ bèo cói Quỳnh Hoa tại xóm Khương Dụ, xã Yên Phong (Yên Mô). Tới dự có lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Mô.
Sáng 26/3, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân thành phố Ninh Bình tổ chức khai trương cửa hàng nông sản an toàn Nam Sơn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực của Hội Nông dân tỉnh chào mừng kỷ niệm 200 năm Danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh.
Sáng 10/3, Hội Nông dân tỉnh tổ chức giao vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân cho hội viên nông dân phát triển sản xuất tại huyện Yên Mô, Yên Khánh và thành phố Ninh Bình.
Đề án "Nông dân nói không với thực phẩm bẩn" do Hội Nông dân tỉnh triển khai từ năm 2016 với hàng trăm mô hình, không chỉ thay đổi nhận thức của người nông dân về thực phẩm an toàn mà còn giúp hội viên tăng thu nhập, phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Đặc biệt, việc triển khai thành công Đề án còn thể hiện tầm nhìn và ý chí của các cấp Hội Nông dân từ nhiều thế hệ trở về trước.
"Nuôi cá sông trong ao" là phương thức nuôi trồng thủy sản đã được áp dụng ở nhiều địa phương trong cả nước vài năm trở lại đây, song với xã Gia Hòa thì đây là lần đầu tiên có nông dân mạnh dạn áp dụng mô hình này.
Đợt rét đậm, rét hại lịch sử sau Tiết lập xuân (19-22/2) đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Tại nhiều địa phương trong tỉnh, trên trà xuân muộn diện tích lúa gieo thẳng, lúa mới cấy, ruộng thiếu nước đã xuất hiện tình trạng khuyết dảnh, chết cục bộ. Hiện nay, nông dân các địa phương đang khẩn trương gieo cấy lại để kịp lịch thời vụ.
Trong những ngày đầu xuân Nhâm Dần 2022, không khí ra quân sản xuất tại hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã diễn ra sôi nổi, phấn khởi. Cùng với khí thế đó, trên đồng ruộng, người nông dân cũng hồ hởi bắt tay vào gieo trồng vụ đông xuân với nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, mang lại niềm tin và kỳ vọng vào một năm mới hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Bằng cách hỗ trợ con giống, vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thậm chí là giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn… Trong năm vừa qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã giúp 392 hộ nông dân thoát nghèo, 21.829 hộ cận nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, đợt không khí lạnh tràn về vào ngày 19/2 sẽ gây rét đậm, rét hại, kéo dài trong 3 - 4 ngày. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của mạ và lúa sau khi cấy. Trước tình hình trên, bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trong những ngày tới, đồng thời thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:
Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Do đó, việc xây dựng sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hiện nay đang là xu thế tất yếu.
Trong tiết trời mùa xuân, khi những dư âm của ngày Tết cổ truyền vẫn còn đâu đó, bà con nông dân Yên Khánh đã nô nức xuống đồng gieo cấy lúa xuân với ước vọng một năm sản xuất mưa thuận gió hòa, có một vụ lúa đông xuân thắng lợi.
Năm 2021 là một năm đáng nhớ khi cả nước phải gồng mình chống chọi với dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, tổ chức Hội và nông dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, chung sức cùng cả hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó khẳng định vai trò, vị thế của hội viên nông dân với những đức tính quý báu, làm nên nét đặc trưng như một "thương hiệu" của nông dân Ninh Bình thời 4.0.
Giáp Tết nguyên đán Nhâm Dần, nông dân nhiều địa phương vẫn chạy đua cùng thời gian, đồng loạt xuống đồng thực hiện gieo mạ và gieo cấy, nhất là ở các diện tích vùng trũng, ngoài đê… Mọi vất vả, nỗ lực của người nông dân khi bước vào sản xuất vụ mới trong điều kiện thời tiết mưa rét, tất cả vì một vụ lúa đông xuân đạt kết quả cao.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân Gia Viễn tích cực đẩy mạnh xuống đồng sản xuất vụ đông xuân. Đến nay, hầu hết các địa phương đã chuẩn bị các điều kiện về nước, làm đất ruộng, diện tích mạ theo cơ cấu trà mùa vụ, diệt trừ chuột, bọ sẵn sàng cho "Ngày hội xuống đồng" sau khi vui Tết cổ truyền.
Vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy 40 nghìn ha lúa và hơn 7.200 ha cây rau màu. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh hại, ngành nông nghiệp và các địa phương đang đôn đốc, hướng dẫn nông dân tập trung làm đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, xuống giống đúng thời vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thâm canh cây trồng, đảm bảo sản xuất thắng lợi.
Ngày 24/1, đồng chí Lê Hữu Quý, TVTU, Bí thư Thành ủy Ninh Bình đã đi thăm, tặng quà Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cho cán bộ, nhân viên đang làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly tập trung Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ Nông dân tỉnh và Mẹ VNAH tại phường Đông Thành.
Ngày 22/1, Hội Nông dân tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi gà thịt theo hướng an toàn được triển khai tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan.
Sáng 22/1, tại xã Lạc Vân, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay, Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh tổ chức tặng quà cho hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn của huyện Nho Quan nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Sáng 19/1, Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết theo hình thức trực tuyến.
Thời điểm hiện tại, nông dân trong tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để xuống giống vụ Đông Xuân 2021- 2022. Tuy nhiên, giá một trong những vật tư đầu vào quan trọng nhất trong sản xuất là phân bón lại đang tăng rất cao, có loại tăng gấp đôi. Điều này gây ra áp lực lớn cho sản xuất, không ít nông dân, HTX gặp khó khăn, thậm chí tỏ ra e ngại không dám đầu tư vì sợ thua lỗ.
Năm 2021, vượt lên khó khăn, bằng nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt của ngành chức năng, sự nỗ lực thích ứng của nông dân, doanh nghiệp, HTX, nông nghiệp Ninh Bình vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng 2,87%, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội.