Đào tạo nâng cao tay nghề đan cói cho các thợ thủ công
Sáng 10/11, Sở Công thương phối hợp với Công ty TNHH xuất khẩu và đầu tư Thành Hóa tổ chức lớp đào tạo nâng cao tay nghề đan cói cho các thợ thủ công tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh.
Có 10 kết quả được tìm thấy
Sáng 10/11, Sở Công thương phối hợp với Công ty TNHH xuất khẩu và đầu tư Thành Hóa tổ chức lớp đào tạo nâng cao tay nghề đan cói cho các thợ thủ công tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh.
Ở xã Khánh Hồng (huyện Yên Khánh), nghề đan bèo bồng đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành nghề cha truyền con nối. Tuy nhiên, phải đến năm 2010, khi địa phương triển khai các hoạt động dạy nghề nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động thì đan cói, bèo bồng mới thực sự trở thành nguồn thu nhập chính, cải thiện cuộc sống cho bà con địa phương.
Ngày 26/8, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với một số doanh nghiệp kết nghĩa theo Quyết định số 140-QĐ/TU của BTV Tỉnh ủy đã tổ chức cho các cán bộ, hội viên phụ nữ xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư đi tham quan thực tế, học tập mô hình đan cói, bèo bồng tại huyện Kim Sơn.
Ngày 5/8, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế 1/5, Công ty TNHH Đổi Mới và xã Ninh Hòa (Hoa Lư) tổ chức khai giảng lớp dạy nghề đan cói, bèo bồng cho 90 học viên là lao động nông thôn tại địa phương.
Hội LHPN tỉnh vừa tổ chức tổng kết hoạt động dạy nghề đan cói cho phụ nữ khuyết tật tại Yên Khánh.
Ninh Bình xưa đã nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống như đan cói ở Kim Sơn, chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, nghề thêu Ninh Hải (Hoa Lư), nghề khâu nón ở Gia Thịnh (Gia Viễn)... Trong quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề, làm sao để các làng không chỉ giữ được nghề mà còn phát triển hơn nữa? Đó vẫn là những câu hỏi đặt ra cho các cấp, ngành chức năng và chính những người lao động.
Ngày 25/3, tại Doanh nghiệp Thành Hóa, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Yên Khánh và Doanh nghiệp Thành Hóa đã tổ chức khai giảng lớp dạy nghề đan cói cho 50 phụ nữ khuyết tật của 3 xã Khánh Nhạc, Khánh Mậu, Khánh Hồng (Yên Khánh).
Chị Nguyễn Thị Sự (xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn) đang học nghề đan cói se trên cũi sắt. Đây là lớp học nghề do Doanh nghiệp Thành Hóa kết hợp với Hội Phụ nữ xã tổ chức theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ.
Về thăm các xóm 10, 11, 12, 13 ở cuối xã Ân Hòa (Kim Sơn) mới thấy cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, Những năm trước, ngoài sản xuất nông nghiệp, nghề tiểu thủ công là dệt chiếu, đan cói còn manh mún nên lao động địa phương chủ yếu đi làm ăn xa.
Qua những con đường trải bê tông rẽ quanh co, đồng chí Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Yên Mạc (Yên Mô) dẫn chúng tôi đến nhà chị Vũ Thị Cúc (Phó Chủ tịch Hội). Trước mắt chúng tôi là một ngôi nhà nhỏ rộn rã tiếng cười, tiếng nói của chị em. Nơi đây là cơ sở thu mua và mở lớp học về đan cói, bèo bồng cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong xã.