Sở hữu trí tuệ: Động lực khuyến khích thế hệ trẻ đổi mới sáng tạo
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ đặc biệt là sở hữu trí đã trở thành động lực thể khuyến khích thế hệ trẻ cống hiến cho đất nước.
Có 586 kết quả được tìm thấy
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ đặc biệt là sở hữu trí đã trở thành động lực thể khuyến khích thế hệ trẻ cống hiến cho đất nước.
Cách đây 62 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 23/1/1960, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh Ninh Bình đã tổ chức kết nghĩa Ninh Bình - Bạc Liêu (bao gồm tỉnh Cà Mau ngày nay) và phát động phong trào thi đua lao động, học tập công tác, chiến đấu với tinh thần "Vì miền Nam ruột thịt, vì quê hương kết nghĩa Bạc Liêu". Suốt hơn 6 thập kỷ qua, trong khói lửa chiến tranh, trong bộn bề công việc dựng xây quê hương, đất nước, mối quan hệ kết nghĩa lâu đời đặc biệt vẫn luôn được lớp lớp thế hệ cán bộ lãnh đạo, nhân dân 3 tỉnh Ninh Bình- Bạc Liêu- Cà Mau tiếp nối vun đắp, trở thành niềm tự hào, là tài sản tinh thần vô giá, là động lực để các địa phương tiếp tục cùng nhau hợp tác, phát triển, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Thời gian qua, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế của Ninh Bình đã có những chuyển biến rõ nét, góp phần không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo ra các lợi thế cạnh tranh nổi trội. Trên cơ sở những kết quả đạt được, trong giai đoạn mới, tỉnh tiếp tục đặt ra nhiều mục tiêu mới trong việc chuyển đổi số đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế, tạo động lực cho chuyển đổi số toàn diện của tỉnh.
Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã vận động xây dựng được nhiều "Mái ấm tình thương" cho hội viên, phụ nữ nghèo. Những ngôi nhà hình thành từ sự sẻ chia, đùm bọc, yêu thương của các nhà hảo tâm đã mang lại niềm vui, tiếp thêm động lực để hội viên, phụ nữ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Niềm vui lớn đến với thầy và trò Trường THPT Nguyễn Huệ (thành phố Tam Điệp) khi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia năm học 2021-2022 vừa qua, Trường có 2 học sinh đạt giải nhì và giải khuyến khích ở bộ môn Vật lý. Đây cũng là trường THPT đại trà duy nhất của tỉnh có học sinh được chọn vào đội tuyển HSG quốc gia và tham gia dự thi đạt kết quả cao như vậy. Kết quả này tiếp thêm động lực để nhà trường tiếp tục đầu tư, quan tâm đến công tác giáo dục mũi nhọn, đạt thêm nhiều thành tích hơn nữa trong những năm học tới.
Chỉ còn 1 ngày nữa sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình (1822-2022) và 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022), những ngày này trên khắp các nẻo đường trong tỉnh đều tràn ngập trong sắc đỏ cờ hoa, băng zôn, khẩu hiệu. Khí thế ấy như tiếp thêm động lực cho mỗi người dân hướng về sự kiện trọng đại của tỉnh để thêm quyết tâm thi đua lao động, sản xuất, công tác, học tập, góp phần xây dựng Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh…
Một trong những thành công lớn nhất của tỉnh Ninh Bình sau 30 năm tái lập phải kể đến sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp. Với những chính sách và định hướng phù hợp Ninh Bình đã tập trung đầu tư, phát triển vào các ngành công nghiệp chủ lực, công nghệ cao, công nghệ sạch để gia tăng giá trị sản xuất, tăng số thu ngân sách, kiến tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần khẳng định vị thế của Ninh Bình trong khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như trên cả nước. Để nhìn lại tổng thể bức tranh công nghiệp sau 30 năm tái lập tỉnh, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã đi qua, để lại nhiều câu chuyện đẹp về tình thân ái, nghĩa sẻ chia của cộng đồng dành cho những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế. Với những tình cảm nồng ấm, sự sẻ chia thiết thực của cộng đồng, hy vọng rằng những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thêm động lực, nguồn lực và nghị lực để vươn lên thực hiện những ước mơ, dự định của một năm mới.
Năm 2021 - năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song với tinh thần quyết tâm cao, đoàn kết, phát huy dân chủ, trí tuệ, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và xây dựng niềm tin trong nhân dân.
Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Đảng luôn xác định, "đoàn kết" là giá trị cốt lõi, "đại đoàn kết toàn dân tộc" là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp vừa chủ động phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu ổn định nguồn thu, hoàn thành đơn hàng và duy trì mức lương, thưởng Tết, tạo động lực cho người lao động thi đua sản xuất, thêm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang tới gần. Những ngày này, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân đang có những hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân người có công, gia đình chính sách. Những phần quà nhỏ nhưng ấm áp nghĩa tình phần nào xoa dịu nỗi đau, những mất mát bởi chiến tranh, để người có công, các gia đình chính sách thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
Theo Liên hợp quốc, động lực tăng trưởng kinh tế thế giới có được trong năm 2021 bắt đầu chậm lại từ cuối năm ngoái, có thể thấy ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU và Mỹ.
Sau 4,5 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Kỳ họp để lại nhiều dấu ấn trong cử tri và đồng bào cả nước không chỉ bởi tính chất "bất thường" chưa có trong tiền lệ hoạt động của Quốc hội mà còn là các quyết sách quan trọng được Quốc hội xem xét, quyết định. Các chính sách được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề quan trọng phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ kinh tế của đất nước trong thời gian tới, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Trong những năm qua, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành động lực then chốt để phát triển bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất của tỉnh Ninh Bình. Các hoạt động ứng dụng KH&CN đã góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thúc đẩy xuất khẩu.
Tinh thần "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (năm 1946) đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Để văn hóa thực sự là động lực cho sự phát triển, ngày 26/6/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XXI) đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.
"Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất", thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phong trào thi đua yêu nước nói chung, phong trào thi đua quyết thắng trong quân đội nói riêng trở thành động lực to lớn thúc đẩy toàn dân, toàn quân vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
Nghề báo đòi hỏi sự nỗ lực, hy sinh, nhọc nhằn với từng con chữ và cũng cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Trong hành trình đi tác nghiệp của mình, tôi gặp vô vàn hoàn cảnh, tình huống, câu chuyện nhớ mãi, giúp tôi yêu hơn, gắn bó hơn với nghề báo. Những kỷ niệm với nghề là động lực, là vốn sống, hơn cả là kinh nghiệm giúp tôi trưởng thành hơn với nghề được coi là nghề nguy hiểm ấy.
Việc được công nhận là nghệ nhân thủ công mỹ nghệ khi mới ngoài 30 tuổi được xem là "cú hích" tiếp thêm động lực tinh thần để anh Lã Văn Toàn, thôn Vũ Xá, xã Ninh Vân (Hoa Lư) gắn bó hơn với nghề chế tác đá truyền thống - cái nghề vốn nhiều vất vả, bụi bặm...
Nhiều năm qua, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đông đồng bào có đạo. Các chính sách đã tạo động lực quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống đồng bào, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
"Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế" sẽ là chủ đề xuyên suốt của Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, con người đã được thể hiện qua nhiều kỳ Đại hội của Đảng ta. Kế thừa và phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, với quan điểm văn hóa, con người là nền tảng tinh thần của xã hội, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển văn hóa luôn gắn liền với phát triển con người, vì con người, thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người, trong những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển văn hóa, con người Ninh Bình, đạt hiệu quả thiết thực.
Trước nguy cơ lây lan, bùng phát dịch COVID -19 trên địa bàn, Công an tỉnh đã tích cực huy động lực lượng, phương tiện tăng cường đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là động lực quan trọng để du lịch Ninh Bình phát triển vượt bậc trong hơn 10 năm qua. Để nhìn nhận lại "vai trò lịch sử" của Nghị quyết 15, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Hữu Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
"Nên thợ nên thầy vì có học/No ăn no mặc bởi hay làm", với quan niệm đó, từ bao đời nay, dòng họ Đinh Quân ở thôn Trung Trữ, xã Ninh Giang (huyện Hoa Lư) luôn đặc biệt chăm lo cho sự học hành của thế hệ trẻ. Trong Sổ vàng khuyến học của dòng họ Đinh Quân, những hàng tên được vinh danh vì thành tích học tập ngày càng được nối dài. Tinh thần hiếu học của dòng họ đã trở thành niềm tự hào, là động lực để các thế hệ cùng có trách nhiệm gìn giữ và phát huy.