Có 110 kết quả được tìm thấy
Yên Mô là địa phương có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn, giữ gìn và phát triển cho đến ngày nay. Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích luôn được huyện quan tâm, phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội.
Từ bao đời nay, cây cói gắn bó với con người và vùng đất Kim Sơn mặn mòi vị biển. Nghề cói Kim Sơn là nghề thủ công truyền thống cũng được hình thành từ hàng trăm năm trước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề cói ngày càng khẳng định vị thế của mình và được gìn giữ, phát triển cho đến ngày nay. Nghề cói Kim Sơn vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội Hoa Lư-lễ hội truyền thống của người dân Cố đô lại diễn ra. Với vị thế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Hoa Lư luôn là nơi để người dân tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân trong tỉnh và du khách thập phương.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia-Lễ hội Hoa Lư hiện gìn giữ, lưu truyền nhiều nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo, trong đó, nghi thức tế cửu khúc đang được các đội tế xã Trường Yên (Hoa Lư) bảo tồn và phát huy.
Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu 3/57 danh hiệu UNESCO của Việt Nam. Đó là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; đồng sở hữu Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt và Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Kim Sơn. Các danh hiệu UNESCO không những đem lại cho tỉnh sự công nhận của thế giới, mà còn là một tiền đề vững chắc cho việc phát triển bền vững.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 26 di sản.
Ninh Bình-vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, với tài nguyên di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, có giá trị nổi bật, mang đậm bản sắc văn hóa đặc sắc riêng có, hội tụ đầy đủ tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Ngày 23/12, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nho Quan tổ chức bế mạc các lớp tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể và kỹ năng, nghiệp vụ du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có 3 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 78 di tích Quốc gia, 314 di tích cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những nguồn lực quan trọng để nhận diện thương hiệu địa phương.
Ngày 28/11, UBND huyện Nho Quan phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội khai mạc các lớp tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể và tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường.
Tối 10-10, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023) và đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang".
Vùng đất Kinh đô Hoa Lư xưa không chỉ được bao bọc bởi thành lũy là những dãy núi trùng điệp mà những dòng sông Ngô Đồng, Hoàng Long, Sào Khê... như một chứng nhân của lịch sử dân tộc, ôm trong mình hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú. Các lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc của vùng đất Cố đô đều được diễn ra trên sông, tạo nên một không gian văn hóa rộng lớn, kết tinh những giá trị nhân văn cao đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, phần nào cho thấy sự đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của người Tràng An.
Lễ đón nhận của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023.
Những ngày này, cả nước đang tưng bừng, hân hoan đón ngày Lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đối với tỉnh Ninh Bình, đây cũng là thời gian tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và Lễ hội Hoa Lư năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch, quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội của tỉnh. Lễ hội Hoa Lư đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nói riêng và của cả nước nói chung.
Từ ngày 13/2 đến ngày 28/2, tại thành phố Bắc Ninh và các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh diễn ra khoảng 30 hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, trải nghiệm các trò chơi dân gian, ẩm thực truyền thống... trong Chương trình Festival "Về miền Quan họ - 2023".
Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh nên đẹp quanh năm. Nhưng mùa xuân sẽ là mùa đẹp nhất, bởi ngoài cảnh đẹp của núi non, sông nước còn có sự đặc sắc của các lễ hội lớn, nhỏ trên vùng đất cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến. Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 228 lễ hội lớn, nhỏ ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong số đó, có 2 lễ hội được tổ chức với vị thế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Lễ hội Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư và Lễ hội làng Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô.
Vùng đất Ninh Bình được coi là cái nôi của nhiều lễ hội dân gian đặc sắc. Hiện trên địa bàn tỉnh có 228 lễ hội lớn, nhỏ ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong số đó, có hai lễ hội được tổ chức với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư và Lễ hội làng Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô) và nhiều lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, không chỉ thu hút sự tham gia của người dân mà còn hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tại lễ tổng kết công tác văn hóa cuối năm 2022, có một sự kiện rất đáng chú ý là việc hai nghệ nhân Vũ Văn Phó và Vũ Xuân Năng, quê xã Yên Phong, huyện Yên Mô được trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" vì đã có cống hiến suất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn phi vật thể của dân tộc. Sự kiện này với hai nghệ nhân là niềm vui lớn, là sự ghi nhận hoàn toàn xứng đáng cho những đóng góp trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật quần chúng của họ.
Sáng 1/12, tại huyện Yên Mô, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chức hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình".
Tối 24/9, tỉnh Yên Bái vinh dự phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.
Ban tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận nghệ thuật xòe Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Yên Bái sẽ phát vé miễn phí thay vì mở cửa tự do.